Vi Khuẩn Kỵ Khí Là Gì? Kiến Thức Về Vi Khuẩn Kỵ Khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Đúng như tên gọi, vi khuẩn kỵ khí (hay còn được gọi là vi khuẩn yếm khí) là vi khuẩn tồn tại trong điều kiện không có khí oxy. Ngoài ứng dụng trong xử lý nước thải thì vi khuẩn này còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nào khác? Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về loại vi khuẩn này nhé.
1. Vi khuẩn kỵ khí là gì?
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất. Vi khuẩn kỵ khí phân bố rộng rãi trong tự nhiên, đặc biệt là những môi trường không có khí oxy, hay nói cách khác, khí oxy là “chất độc” đối với chúng.
Vi khuẩn kỵ khí được phân loại theo nhu cầu và sự dung nạp oxy của chúng như sau:
- Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc: Là vi khuẩn chỉ tồn tại trong môi trường hoàn toàn không có khí oxy, nếu gặp khí oxy chúng sẽ chết.
- Vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc: Là vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường có khí oxy, tuy nhiên, chúng chỉ tồn tại chứ không sử dụng khí oxy.
- Vi khuẩn kỵ khí tùy ý: Là vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường có khí oxy và có thể sử dụng oxy nếu có.
Trong cơ thể con người, vi khuẩn kỵ khí thường cư trú ở khoang miệng, da, đường tiêu hóa. Ở điều kiện bình thường vi khuẩn kỵ khí không gây hại, tuy nhiên chúng có thể gây bệnh hoặc tổn thương nếu cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí là: hoại tử, xuất hiện mủ thối tại vùng vết thương, viêm tắc tĩnh mạch, viêm đại tràng.
2. Ứng dụng của vi khuẩn kỵ khí
Vi khuẩn kỵ khí rất đa dạng về chủng loại và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó phổ biến là trong lĩnh vực xử lý nước thải.
2.1. Trong lĩnh vực xử lý nước thải
Vi khuẩn kỵ khí được ứng dụng trong ngành xử lý nước thải thông qua phương pháp xử lý sinh học kỵ khí. Đây là quá trình xử lý sinh học, trong đó vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện thiếu khí oxy. Dựa vào hoạt động của hệ vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ, chất ô nhiễm thành các loại khí như CH4, N2, H2 và các sản phẩm vô cơ như CO2, NH3,…và mục đích là để khử COD, BOD.
Một số công trình xử lý kỵ khí phổ biến là hầm biogas, bể tự hoại, bể UASB
Bể xử lý kỵ khí là công trình đơn vị xử lý diễn ra trước các công trình theo sau nó như: hiếu khí và thiếu khí.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí
Cũng như các vi khuẩn khác, quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn kỵ khí cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ pH, các yếu tố khác.
Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp nhất cho các quá trình lên men kỵ khí là khoảng 30 đến 35 độ C.
Độ pH
Giá trị pH của nước thải có mối liên hệ mật thiết đến quá trình trao đổi chất của vi khuẩn kỵ khí, pH tối ưu thường duy trì ở mức 6,5 – 7,5.
Vi sinh vật kỵ khí có thể được nuôi cấy vào hệ thống mới hoặc bổ sung vào các hệ thống đã có sẵn.
Chất dinh dưỡng
Vi khuẩn kỵ khí cần chất dinh dưỡng như ni tơ, photpho, cacbon, các nguyên tố vi lượng khác để phân hủy chất hữu cơ.
Thời gian lưu nước
Ngoài các yếu tố trên, thời gian lưu nước trong bể cũng phải đảm bảo đủ lâu để vi sinh vật thực hiện quá trình xử lý,
2.2. Trong sản xuất thực phẩm
Ngoài lĩnh vực xử lý nước thải, vi khuẩn kỵ khí còn được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như:

- Lên men rượu: Người ta sử dụng các nấm lên men rượu (ethanol) trong chế biến rượu.
- Lên men nước mắm: Sử dụng các nấm men chịu mặn (ký sinh trong ruột cá) để chuyển đổi cá thành amino acid.
- Lên men, sản xuất các loại thực phẩm khác: đậu nành lên men sản xuất nước tương, dưa chua, sữa chua, pho mát. Đặc biệt là trong quá trình làm sữa chua, 2 loại vi khuẩn kỵ khí nhẹ là lactobacillus và streptococcus thermophilus giúp lên men lactose trong sữa, tạo ra axit lactic và mùi vị đặc trưng.
- Ngoài ra, vi khuẩn kỵ khí cũng góp vai trò sản xuất khí methane – cung cấp năng lượng sinh học cho nhiều hoạt động của đời sống.
Tóm lại, tuy chỉ là những vi vật nhỏ bé nhưng vi khuẩn kỵ khí cũng vô cùng đa dạng về chủng loại và có nhiều ứng dụng ứng.
Để tham khảo các thông tin khác về môi trường hoặc xử lý nước thải, các bạn có thể truy cập vào chuyên mục TIN TỨC MÔI TRƯỜNG tại website: moitruonghopnhat.com nhé.