Vì sao các quốc gia nên đánh thuế Cacbon?
Đã kiểm duyệt nội dung
Thế giới phải làm gì để tránh những điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu: nhanh chóng chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm sang năng lượng tái tạo? Thế nhưng, khí thải CO2 vẫn tiếp tục tăng tại nhiều nước phát triển. Vậy làm thế nào để chúng ta cắt giảm CO2 và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu?
Ngoài các giải pháp xử lý môi trường khác thì định giá cacbon - đánh thuế cho mỗi tấn khí nhà kính, các giải pháp thay thế sạch hơn sẽ ngày càng có nhiều lợi thế và sức cạnh tranh trên thị trường. Đánh thuế CO2 là cách nhanh nhất để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế xanh. Mục đích của thuế cacbon phản ánh chi phí thực sự của việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Tình hình các nước thực hiện thuế cacbon
Hơn 40 quốc gia đã áp dụng thuế cacbon dưới một số hình thức. Dưới đây là một số quốc gia nổi bật:
- Ở Trung Quốc: quốc gia phát thải khí nhà kính lớn, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Vì thế kể từ cuối năm 2017, họ đã lên kế hoạch giảm khí thải từ các ngành công nghiệp như nhiệt điện than.
- Ở Ấn Độ: sở hữu sản lượng than lớn chiếm ½ tổng sản lượng toàn cầu. Thuế cacbon sẽ giúp họ giảm khí CO2 và đã áp dụng thuế cacbon sớm hơn so với các quốc gia khác.
- Ở Nhật Bản: lên kế hoạch áp dụng thuế cacbon tài trợ cho dự án tiết kiệm năng lượng và đẩy mạnh sử dụng nguồn năng lượng sạch.
- Ở Singapore: thông qua Đạo luật định giá cacbon vào ngày 20/03/2018 với 5 đô la Sing/tấn CO2.
- Ở Hàn Quốc: năm 2020, họ đặt mục tiêu giảm phát thải CO2 bằng 4% tổng phát thải năm 2005.
- Ở Anh: lượng khí thải CO2 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1890 nhờ mức giá cacbon 18 bảng Anh/tấn CO2. Vào năm 2013, họ tiếp tục áp thuế 25 đô la/tấn CO2
- Ở Canada: áp thuế cacbon với 16 đô la/tấn CO2. Con số này sẽ tăng lên 39 đô la vào năm 2022.
- Ở các nước châu Âu: thiết lập biên giới cacbon nhằm bảo vệ các doanh nghiệp đang đối mặt với việc nhập hàng hóa giá rẻ so với các quốc gia khác.
Ưu/nhược điểm của thuế cacbon
Về ưu điểm
- Thuế làm giảm lượng khí thải theo 2 cách gồm tăng chi phí nhiên liệu từ cacbon thúc đẩy các công ty chuyển sang năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, gió, thủy điện) và tăng giá xăng, điện (người tiêu dùng sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, giảm phát thải khí nhà kính).
- Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả chi phí giảm lượng khí thải cacbon.
- Thuế cacbon thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, trong vòng 27 năm, Thụy Điển giản hơn 26% lượng khí thải và chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng đến 78%.
- Làm tăng doanh thu cho nhiều công ty đầu tư lớn.
Về nhược điểm
- Thuế cacbon có tính lũy thoái. Vì khi nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ hơn sẽ đặt ra gánh nặng cho những người thu nhập thấp.
- Khi áp thuế, người dân chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như xăng, điện và thực phẩm. Vì thế, họ sẽ không có đủ khả năng để chuyển sang xe điện.
- Với những hạn chế trên, thuế cacbon được áp dụng dần dần, từ các nước phát triển sẽ lan rộng sang các quốc gia có thu nhập thấp hơn.
Thuế cacbon ở Việt Nam
Từ năm 2021, Thỏa thuận Paris bắt đầu được nhiều quốc gia thực hiện, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam cũng cam kết giảm 9% tổng lượng khí nhà kính (tương đương 83,9 triệu tấn CO2). Bộ TNMT đã đề xuất cho một vài yêu cầu liên quan đến thuế cacbon trong Luật BVMT.
Hiện nay, các quốc gia đang áp dụng nhiều chính sách thuế như thuế tài nguyên, thuế năng lượng, thuế xe cộ, thuế cacbon, thuế nhiên liệu,.. Không chỉ riêng thuế cacbon, nhiều loại thuế đang hướng đến mục tiêu phát triển xanh, giảm bớt gánh nặng thuế đối với thu nhập và khuyến khích tăng trưởng xanh.
Nước ta cũng chi trả dịch vụ môi trường rừng về hấp thụ và lưu giữ cacbon hoặc tham gia thị trường chính thống bán tín chỉ cacbon. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để hàng trăm dự án phát triển sạch hơn, tăng cường đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.