Vì sao cần tăng cường xử lý nước thải thủy sản?
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải từ nuôi trồng thủy sản chứa lượng lớn chất ô nhiễm hóa học và VSV cần được xử lý trước khi đưa lại nguồn tiếp nhận. Cần dựa vào đặc tính nào để xác định cách xử lý nước thải thủy sản?
Sự biến đổi thành phần trong nước thải thủy sản
Ngành thủy sản là lĩnh vực hoạt động sôi nổi nên chất lượng nước thải không chỉ thay đổi theo từng ao nuôi mà còn thay đổi theo thời gian. Điều này đã gây nhiều khó khăn đối với tiêu chuẩn xử lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải liên quan đến mật độ thủy sản, chất lượng nước đầu vào, thành phần của thức ăn, hiệu suất chuyển hóa cùng các điều kiện sinh hóa khác.
Ô nhiễm nước thải thủy sản thường liên quan đến sự gia tăng cacbon hữu cơ, TSS, photpho, nito, BOD, COD. Đây đều là những mối đe dọa toàn cầu đối với hệ sinh thái dưới nước và các tầng chứa nước xung quanh.
Quần thể sinh vật dưới nước bị ảnh hưởng bởi hàm lượng photpho, nito trở thành chất độc đối với thực vật và thay đổi quá trình tổng hợp protein, hoạt động của enzym, quang hợp, oxy hóa, tính thấm và quá trình hô hấp. Các dạng ô nhiễm khác có sự hiện diện của kim loại nặng, VSV gây bệnh. Với sự mở rộng quy mô, diện tích khiến nguồn nước thải gây ô nhiễm trên diện rộng.
Theo đó, tùy thuộc vào mật độ thả nuôi, nước thải từ các ao hoạt động chứa nồng độ các chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng khá cao. Việc xả nước thải tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm phát sinh chất dinh dưỡng, BOD, TSS ở nồng độ lớn.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng là khối lượng cặn tích tụ trong ao. Khi xử lý nước thải không đúng cách có thể góp phần làm tăng khối lượng chất thải. Mật độ các loài thủy sản quyết định đến chất lượng nước thải vì mật độ cá cao đồng nghĩa với việc tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nên dẫn đến lượng chất dinh dưỡng cũng cao hơn.
Trong khi đó, vi khuẩn cũng tác động mạnh mẽ đến hàm lượng chất dinh dưỡng và dòng nito bao gồm quá trình nitrat hóa sinh học, vi khuẩn oxy hóa amoniac trong điều kiện hiếu khí. Tiếp theo, nitrit sẽ bị oxy hóa thành nitrat.
Các oxit nitrit, nitrat và nito trở thành chất nhận điện tử biến thành khí nito nguyên tử, đồng thời làm giảm nồng độ chất dinh dưỡng trong quá trình khử nito. Những VSV dị dưỡng áp dụng dựa vào công nghệ biofloc (BFT) vì hiệu quả cao, mang lại nguồn nước chất lượng.
Vậy làm thế nào để xử lý nước thải thủy sản?
Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để XLNT nhưng công nghệ sinh học dựa trên tảo là khả thi nhất. Vi tảo được xem khá hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng trong nước thải, cải thiện chất lượng môi trường so với nhiều phương pháp khác. Tảo có khả năng phân hủy các thành phần hữu cơ, thức ăn không sử dụng, loại bỏ CO2, NH3, SO2, H2S nên cung cấp nguồn nước an toàn hơn.
Cũng là mô hình XLNT thủy sản, một số nhà khoa học trên thế giới đã xây dựng hệ thống xử lý chất hữu cơ có thể làm sạch nước thải một cách hiệu quả và ít tốn kém hơn. Đó là bể phản ứng sinh học chứa vật liệu lọc như dăm gỗ.
Nước thải chảy qua bể phản ứng sinh học đầu nguồn, qua mảnh gỗ và thoát ra đường ống cuối nguồn. Trong quá trình di chuyển, chất rắn lắng xuống và vi khuẩn bị giữ lại trên bề mặt mảnh gỗ. Đồng thời với giải pháp này còn loại bỏ tốt nito cũng các chất gây ô nhiễm khác.
Để giải quyết tình trạng ở tốc độ dòng chảy cao, nhiều chất rắn đi vào hệ thống, lắng đọng và làm tắc nghẽn mảnh gỗ hoặc cản trở dòng chảy, họ phải điều chỉnh thời gian lưu tối ưu khoảng 24 giờ. Nhờ vậy mà bể phản sinh học hoạt động hiệu quả
Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT, cải tạo nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống thì hãy liên hệ ngay moitruonghopnhat.com để được hỗ trợ miễn phí.