Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Vì sao môi trường biển ngày càng ô nhiễm?


2172 Lượt xem - Update nội dung: 19-08-2020 09:01

Đã kiểm duyệt nội dung

Trong khi các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay khá đơn giản và dễ sử dụng có thể ứng dụng đối với khối lượng nước tương đối thì vấn đề xử lý nước thải công nghiệp hàng nghìn m3 trở thành vấn đề nan giải nhất hiện nay.

Tại nhiều KCN, CCN, nhà máy, xí nghiệp khi HTXLNT quá tải hoặc không thể đáp ứng tốt điều kiện xử lý thì việc xả thải ra môi trường biển diễn ra ngày càng rộng. Được biết, nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, môi trường biển của Việt Nam chịu nhiều sức ép lớn liên quan đến nước thải.

Tất cả là do hậu quả từ quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa, kinh tế tăng trưởng chóng mặt và khả năng sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển khiến ô nhiễm nước biển diễn ra ngày càng nhanh.

vì đâu ô nhiễm môi trường biển

Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường biển

Theo thống kê, biển tiếp nhận từ 270 – 300 triệu tấn phù sa kèm theo nhiều chất độc hại từ các khu dân cư, KCN, trang trại nuôi trồng thủy sản và các nhà máy sản xuất. Trong đó, rác thải nhựa tiềm tàng nhiều nguy hiểm đối với sự sống các loại sinh vật sống dưới biển và làm mất thẩm mỹ cảnh quan nguồn nước.

Do ngành du lịch thiếu sự liên kết trong việc quy hoạch, HTXLNT còn nhiều hạn chế trong khi lượng nước thải ngày càng tăng. Quá trình xử lý nước thải thủy sản chưa đúng cách cộng với việc sản xuất ồ ạt đã không ngừng tác động xấu đến môi trường biển. Nguy hại nhất là nước thải từ các nhà máy khoáng sản, hóa chất, kim loại, xi mạ xả thẳng ra biển một lượng lớn hóa chất độc hại, kim loại nặng, dầu mỡ, chất phóng xạ, chất hữu cơ, chất lơ lửng.

Đặc biệt, giao thông đường biển phục vụ cho quá trình vận tải diễn ra ngày càng sôi động nên xu hướng dầu ngày càng tăng lên. Nguyên nhân là do số lượng tàu thuyền ngày càng nhiều nhưng công suất còn thấp, lạc hậu, cũ kỹ thải ra môi trường khoảng 70% lượng dầu thải. Theo đó, biển nước ta hiện có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, hoạt động khai thác này làm phát sinh 5.600 tấn chất thải, trong đó có đến 20 – 30% chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý triệt để.

Một số giải pháp căn cơ cần chú trọng

- Về quy hoạch nước thải: quá trình quy hoạch cần thực hiện đúng với việc quy hoạch thoát nước mưa trên phạm vi thoát nước đường cống thoát nước và trên phạm vi các lưu vực sông. Việc quy hoạch xả thải cũng cần phù hợp với việc xả thải, chôn lấp chất rắn và cũng cần cân nhắc đến việc sử dụng công nghệ xử lý phù hợp.

- Về việc quản lý xả thải: trong khi việc xả thải thiếu sự thống nhất, giám sát, thanh tra và quản lý còn chưa rõ ràng thì rất cần đến sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức môi trường. Vì khâu xử lý còn gặp nhiều lúng túng, thiếu nguồn lực, thiếu công nghệ và thiếu sự quan tâm từ địa phương, thiếu sự tham gia của người dân nên việc phát hiện, kiểm soát kịp thời các chất thải và công nghệ xử lý còn gặp nhiều thiếu soát và kém hiệu quả. Do đó, việc xả thải đúng cách giúp cơ quan chức năng quản lý có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

vì đâu ô nhiễm môi trường biển

- Về quy chuẩn và chính sách: Hệ thống pháp luật được Nhà nước ban hành có liên quan đến việc quản lý xả thải và môi trường hiện đã đầy đủ nhưng thực tế nó còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Vì thế để tránh hiện tượng không gây ô nhiễm môi trường thì các KCN cần xây dựng HTXLNT phù hợp và xử lý nước thải khu công nghiệp theo hướng tập trung.

- Về đánh giá tác động môi trường: lập và đánh giá tác động môi trường sẽ là công cụ hỗ trợ tổng hợp và tích lũy, đánh giá các tác động đến ngành nghề, lĩnh vực và môi trường tự nhiên sẽ có nguy cơ bị tác động trực tiếp. Vì thế khi lập đtm - báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng cần xem xét đến khả năng và giới hạn tự làm sạch môi trường.

- Về quy chuẩn kỹ thuật: mỗi loại nước thải cần có quy chuẩn riêng biệt để phân loại và xử lý đúng cách. Chẳng hạn nước thải sinh hoạt sẽ có quy chuẩn khác biệt với nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện vì tại các KCN, CCN và KKT có mức độ ô nhiễm khá cao.

- Về năng lực giám sát: các công nghệ giám sát như quan trắc tự động cần được nâng cấp liên tục để cơ quan quản lý ứng phó và có biện pháp xử lý kịp thời các số liệu. Đặc biệt cần tăng cường năng lực giám sát của các cơ sở giám sát, cần để người dân tham gia trực tiếp quá trình hoạt động xả thải vì họ là những người chịu tác động trực tiếp từ môi trường. Cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi của cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm và gây ô nhiễm môi trường.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến môi trường biển mà công ty môi trường Hợp Nhất đã tổng hợp, hy vọng trong những nỗ lực để xử lý nước thải - khí thải mà chúng tôi có thể hợp tác với Quý khách hàng sẽ đẩy lùi được nạn ô nhiếm môi trường biển nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768