Vì sao nước thủy sản lại chứa nhiều amoni?
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải thủy sản nói chung và loại bỏ amoni nói riêng trở thành vấn đề hàng đầu mà bà con nông dân lo ngại trong thời gian gần đây. Việc ao nuôi bị nhiễm amoni vượt ngưỡng cho phép gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Nên làm thế nào để kiểm soát hàm lượng amoni và ứng dụng cách nào để giảm hàm lượng amoni xuống ngưỡng cho phép?
Amoni là gì?
Amoni (NH3) là hợp chất được tạo thành từ khí Nito và hydro với đặc tính không màu và mùi riêng biệt. Nhiều ngành công nghiệp sử dụng amoni cho nhiều ngành công nghiệp. Trong ngành nông nghiệp amoni dùng làm phân bón, dùng làm chế biến thực phẩm, tổng hợp hóa học, gốm, lọc dầu và nhiều lĩnh vực khác.
Trong đó, lĩnh vực thủy sản là một trong những nguồn phát sinh amoni lớn nhất không chỉ làm suy giảm chất lượng môi trường mà còn ảnh hưởng đến số lượng thủy sản trong ao.
Vậy nước thải thủy sản nhiễm amoni là do đâu?
Hàm lượng amoni trong các ao nuôi thủy sản do phân bón và thức ăn. Amoni phát sinh do quá trình chuyển hóa protein, phân hủy chất hữu cơ của VSV trong nước. Nên amoni có xu hướng tăng khi nguồn thức ăn đầu vào tăng.
3 cách giúp kiểm soát amoni hiệu quả nhất
Ngoài các biện pháp thông thường thì 3 cách xử lý amoni dưới đây giúp chống lại tác hại của amoni trong từng điều kiện ao nuôi khác nhau.
Dùng tảo xanh để hấp thụ amoni
- Nhờ quá trình quang hợp, tảo sử dụng nito để sản xuất tế bào.
- Tảo xanh ít làm thay đổi pH và mùi vị của nước nên giảm sản sinh nito và hấp thụ lượng nito hiện có.
- Phương pháp này chỉ hiệu quả khi NH4 chưa chuyển hóa hoàn toàn thành NH3 và nó hấp thụ hết lượng chất độc trong nước.
- Lượng nito dư thừa sẽ hình thành tảo sợi.
Cần bổ sung vi sinh dị dưỡng để hấp thụ nito
- Nhờ hấp thụ nito mà vi khuẩn sản sinh tế bào mới khi chúng phân hủy hết chất hữu cơ.
- Đối với những ao nuôi mới với mật độ thấp thì vi khuẩn dị dưỡng giảm amoni từ 2 – 4 ngày.
Kiểm soát amoni bằng vi khuẩn oxy hóa amoniac (AOB)
- AOB chỉ hoạt động trong môi trường có đủ các yếu tố như DO, pH và nhiệt độ. Trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 40 độ C hoặc nhỏ hơn 5 độ vi khuẩn sẽ chết dần.
- AOB được chứng minh rất hiệu quả trong việc chuyển đổi amoniac thành nitrit và nitrat.
Quá trình oxy hóa nito amoniac thành nitrat bởi vi khuẩn nitrat hóa:
- Sử dụng vi khuẩn Nitrosomonas và nitrobacter.
- Vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa amoni thành hydroxylamine và nitrite.
- Vi khuẩn nitrobacter oxy hóa nitrit thành nitrat ít độc hơn.
Hấp thụ amoni bằng hệ thống lọc sinh học ngập nước SBR
Dù là phương pháp nào thì việc xử lý amoni trong nước thủy sản khá phức tạp, đòi hỏi các yêu cầu tuân thủ quy trình chặt chẽ trong suốt quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Vậy nên bạn cần lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Với hệ thống nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ lọc tuần hoàn có sử dụng công nghệ lọc sinh học được phát triển ngày càng rộng rãi để tái sử dụng nước và giảm lượng chất thải ô nhiễm đáng kể. Hệ thống này chủ yếu là quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, amoni trong thức ăn thừa và chất thải thủy sản nhờ màng sinh vật phát triển trên lớp đệm. Hệ thống phù hợp với việc xử lý nước thải thủy sản nhiễm amoni với nồng độ cao.
Truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thêm các tin tức về môi trường!