Vì sao phải quan trắc nước ngầm thường xuyên?
Đã kiểm duyệt nội dung
Mục đích của việc quan trắc nước ngầm
- Theo dõi tính bền vững lâu dài của tầng chứa nước cung cấp an toàn và ổn định.
- Xác định chất gây ô nhiễm dưới bề mặt, tốc độ và hướng di chuyển của nguồn ô nhiễm.
- Quản lý tốt mực nước ngầm và ngăn ngừa thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán hoặc lũ lụt.
- Mạng lưới quan trắc nước ngầm cung cấp nhiều thông tin khi có dự định cài đặt hoặc thay đổi hệ thống quản lý nước.
- Giúp thích ứng nhanh với biến đổi khí hậu cho phép cơ quan đưa ra nhiều cảnh báo kịp thời và thực hiện biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Việc đo đạc, lấy mẫu và phân tích nước ngầm được thực hiện bằng nhiều thiết bị, dụng cụ khác nhau. Việc lựa chọn thiết bị rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc đo đạc dữ liệu chính xác, đầy đủ, theo dõi chất lượng nước và các hoạt động bơm của giếng khoan.
Các nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm
Để kiểm tra chất lượng nước ngầm, cần tìm hiểu rõ điều kiện tĩnh, điều kiện bơm, xác định mức tương tác với nguồn nước mặt lục địa, sự phát triển bề mặt tác động đến tầng chứa nước.
Bơm nước ngầm sử dụng trên bề mặt ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ngầm lưu trữ trong tầng chứa nước. Hậu quả khiến mực nước hạ thấp vì bơm quá mức cho phép. Vì thế cần có kế hoạch để quan trắc nước ngầm thường xuyên để hiểu rõ những tác động, ngăn chặn nguồn ô nhiễm từ bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vực bị xâm nhập mặn nghiên trọng.
Hầu hết các giếng nước ngầm vẫn không đủ tiêu chuẩn để làm nước uống. Nước rất dễ bị ô nhiễm vì là dung môi tốt và chứa nhiều tạp chất hòa tan. Nước mưa và nước mặt tiếp xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm khi thấm xuống đất, từ đó nó có thể bị ô nhiễm và mang chất ô nhiễm đến các tầng chứa nước. Và nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất độc hại này.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng nước để làm sạch, làm mát và chế biến nguyên, vật liệu. Phần nước đã qua sử dụng quay trở lại hệ thống tự nhiên, gây ô nhiễm vì không xử lý đúng cách. Hóa chất được vận chuyển cũng ảnh hưởng đến môi trường do rơi vãi, rò rỉ hoặc xử lý không đúng cách. Những chất này đọng lại dưới đất và tích tụ trong thời gian dài làm suy giảm chất lượng nước đáng kể.
Ngày nay các quy trình an toàn hướng dẫn xử lý chất thải công nghiệp có khả năng bị ô nhiễm. Nhiều hóa chất được sử dụng trong chế biến, làm mát, tẩy rửa tồn tại trong đất và nước.
Vấn đề xử lý nước thải phổ biến ở vùng nông thôn là bể tự hoại. Ở những khu vực sử dụng bể tự hoại thay hệ thống xử lý nước thải, nước thải rất dễ tràn hoặc rò rỉ ra môi trường đất xung quanh. Còn ngành nông nghiệp lại có 2 nguồn ô nhiễm chính là phân bón và thuốc trừ sâu. Phân bón chứa nito và biến thành nitrat. Nước có thể dễ dàng mang nitrat qua đất vào tầng chứa nước ngầm.
Việt Nam có diện tích trồng trọt lớn nên việc tiêu dùng và xuất khẩu không ngừng tăng cao trong nhiều năm qua. Cây trồng cần thuốc trừ sâu để tăng trưởng nhưng nó lại chính là nguyên nhân khiến tầng nước mặt ô nhiễm, tràn và rò rỉ cũng ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nước ngầm tự nhiên.
Những yêu cầu cần thiết khi quan trắc nước ngầm
Vì nước ngầm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do bị ô nhiễm, nên các chương trình quan trắc đòi hỏi phải theo dõi toàn diện. Vì điều này giúp nước ngầm đảm bảo chất lượng và cung cấp nước an toàn cho các mục đích khác của con người.
Để thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước thật sự có hiệu quả, mỗi đơn vị, cá nhân, tổ chức cần đánh giá chính xác hiện trạng nước ngầm như một nguồn tài nguyên. Cần tập trung theo dõi nguồn nước thay đổi theo thời gian hoặc do các yếu tố tự nhiên và con người.
Để đảm bảo bất kỳ công tác quan trắc nào đạt được hiệu quả, cần xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình nhất quán và đồng bộ. Đặc biệt cần quan trắc nhiều thông số khác nhau để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng nguồn nước. Trong đó các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, lượng mưa, mực nước mặt, bể chứa cũng quan trọng chẳng kém.