Vì sao xử lý nước thải ở Việt Nam chưa triệt để?
Đã kiểm duyệt nội dung
Thực trạng xử lý nước thải ở Việt Nam
Vấn đề xử lý nước thải ở Việt Nam vẫn tồn đọng một số bất cập và hầu như vẫn chưa được xử lý triệt để. Công tác bảo vệ môi trường nước tại một số lưu vực sông ngòi, kênh, rạch gặp nhiều thách thức và vẫn chưa tìm được giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát, khắc phục ô nhiễm tại một số điểm nóng ô nhiễm trong thời gian qua vẫn chưa được xử lý triệt để.
Tại một số lưu vực sông vẫn liên tục bị ô nhiễm và vẫn chưa được khắc phục, trong đó có lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông nội thành Hà Nội, Tp. HCM, sông Ngũ Huyện Khuê, thượng nguồn sông Mã. Tuy nhiên có một số con sông sau khi hoàn thành các công tác cải tạo thì vẫn tiếp tục bị ô nhiễm.
Vì sao Việt Nam rất dễ bị ô nhiễm? Bởi lẽ hệ thống sông ngòi nước ta dày đặc, tổng lượng nước dòng chảy bề mặt dao động từ 830 – 840 tỷ m3. Hiện nay, tại một số lưu vực sông trải dài từ Bắc đến Nam phải hứng chịu nhiều nguồn nước thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thú y, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn cùng nhiều chất thải rắn.
Với một số loại nước thải kể trên thì tổng lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân được cho là do nước ta tiếp cận nhanh với tốc độ đô thị hóa nhanh. Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư, chung cư kiểu mới xuất hiện thu hút sự quan tâm của người dân nên mật độ dân số tại một số khu đô thị lớn khá cao; bên cạnh đó hàng trăm KCN – CCN hình thành và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
Nước thải vì thế mà tăng lên đáng kể, lưu lượng tăng cao và nồng độ ô nhiễm cũng vì thế mà rất khó kiểm soát. Một số công ty xử lý nước thải nhận ủy quyền từ doanh nghiệp tham gia quá trình xử lý nước thải ô nhiễm, vai trò của họ là đề xuất phương án cùng giải pháp giải quyết hoàn toàn các vấn đề liên quan như thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng, sữa chữa hư hỏng của máy móc – thiết bị.
Nói đến chất thải rắn thì khó có thể hình dung được mức độ nguy hại của chúng đến chất lượng đời sống. Ở đô thị tỷ lệ thu gom chất thải rắn chỉ đạt 86%, khu vực nông thôn chiếm 40 – 55%.
Có một lượng chất thải rắn vẫn còn tồn dư và chưa được thu gom và xử lý đúng theo quy định, một phần trong số đó được xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, ao, hồ, kênh, rạch. Vì thế mà Nhà nước tăng cường tổ chức xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn, có khoảng 660 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhưng trong số đó chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Các bãi chôn lấp còn lại có nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước mặt, suy thoái nguồn nước tại một số lưu vực sông. Như vậy có thể thấy, khối lượng chất thải tăng lên tỷ lệ nghịch với quy mô của đất nước.
Ngành nông nghiệp cũng “đóng góp” không nhỏ vào lưu lượng nguồn nước thải ô nhiễm. Được biết hằng năm nước ta tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón với 90% (phân bón vô cơ) và 10% (phân bón hữu cơ). Tùy theo điều kiện thời tiết, loại cây trồng, vị trí, giống, loại đất mà sử dụng loại phân bón phù hợp.
Việt Nam là quốc gia có nền canh tác lúa nước phát triển trong hàng ngàn năm nay, vì thế mà ngành này chiếm 65% tổng lượng phân bón tiêu thụ. Thế nhưng tâm lý người dân luôn muốn những điều vượt mức mong đợi nên lượng phân bón mà họ sử dụng với khối lượng phân bón luôn vượt mức quy định. Trong số đó 45 – 50% lượng phân bón được hấp thụ, số còn lại sẽ bị rửa trôi ra bên ngoài.
Chưa kể đến lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tràn lan, vứt không đúng nơi quy định, lượng thuốc dư thừa đi ra môi trường bên ngoài lẫn vào nguồn nước gây một số tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Đối với một số ngành lại chưa có hệ thống xử lý phù hợp. Chất thải không đảm bảo chất lượng được cho là do hàm lượng coliform vượt chỉ tiêu, hệ thống xử lý chưa đạt chuẩn vì thiếu kinh phí đầu tư, không tiếp cận được một số công nghệ xử lý nước thải mới. Trong tương lai, nếu tình trạng nguồn nước tiếp tục suy thoái sẽ gây ra nhiều tác hại không chỉ sức khỏe con người, lây lan một số dịch bệnh, tác động đến tình hình kinh tế, giảm năng suất lao động.
Tồn tại rất nhiều bất cập xử lý nước thải ô nhiễm, tìm và lựa chọn đúng công ty môi trường giải quyết hiệu quả các vấn đề trên không phải là điều dễ dàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ của Hợp Nhất qua website moitruonghopnhat.com!