Việt Nam có nên tập trung phát triển điện rác?
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, Việt Nam xử lý rác thải chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, mới chỉ 13% rác được đốt cháy để thu hồi và tái tạo năng lượng. Các nước trên thế giới quản lý chất thải rắn tiêu tốn đến 20 – 50% ngân sách. Lượng CTR toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ 3,5 triệu tấn lên 6 triệu tấn mỗi ngày đến năm 2025.
Công ty môi trường Hợp Nhất ở bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn đọc công nghệ điện rác trong xử lý rác thải tạo điện năng đã và đang được phát triển ở một số nước trên thế giới!
Từ công nghệ truyền thống đến điện rác hiện đại
Trung bình nước ta phát sinh khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn. Chỉ riêng rác thải tại Hà Nội và TP. HCM chiếm 7.000 – 8.000 tấn rác mỗi ngày. Có đến 80% bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh, gây hại đến môi trường.
Chôn lấp rác là công nghệ lạc hậu, chiếm nhiều diện tích xây dựng, tạo ra nhiều nguy hiểm đối với môi trường, phát tán khí metan ảnh hưởng lớn đến con người và động vật. Từ việc chôn lấp rác nhận được sự phản đối của người dân với chi phí thu gom, vận chuyển ngày càng tăng thì tài nguyên rác dần bị lãng phí.
Dựa trên thực trạng này, các chuyên gia phát triển công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện năng. Công nghệ này dần được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm nổi bật. Nhờ vậy mà giảm được 90 – 95% thể tích, tận dụng nhiệt, xử lý khí thải hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm, giảm mùi hôi,…
Cơ chế hoạt động của công nghệ điện rác
Việc ứng dụng công nghệ điện rác chủ yếu diễn ra theo 2 phương án chính sau đây:
Phương án 1
Khí nhiên liệu sử dụng trong động cơ đốt trong và chạy máy phát điện. Chất thải khó phân hủy chủ yếu diễn ra trong lò khí hóa sinh ra khí nhiên liệu dưới dạng khí đốt tổng hợp. Còn chất thải dễ phân hủy đưa vào hầm ủ sinh khối để tạo ra khí đốt dưới dạng khí sinh học.
Đầu tiên rác được phân loại, tách hỗn hợp chất thải thành 2 loại riêng biệt gồm chất thải phi thiên nhiên (đất đá, chai lọ, sắt thép) và chất thải nhiên liệu (cháy được). Sau đó chất thải nhiên liệu được phân thành chất khó phân hủy và chất dễ phân hủy. Tuy nhiên, khi tiến hành thực nghiệm thì công suất chỉ đạt khoảng 20%.
Phương án 2
Sau khi đưa về nhà máy, chúng được loại bỏ chất thải phi nhiên liệu cỡ lớn và dẫn tập trung về bể chứa rác kín. Sau quá trình ủ 12 – 15 ngày, chất hữu cơ bị phân hủy, nước rỉ rác được tách tại đáy bể theo quy trình, công nghệ riêng biệt gồm xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học như yếm khí – hiếu khí, lắng hoặc lọc.
Trong quá trình đốt tiêu hủy rác hình thành phần nhiệt dư thừa. Chúng được tận dụng để đun nóng nước, sinh hơi và chuyển sang tua bin để sản xuất điện năng giống như các nhà máy nhiệt điện. Do đó công nghệ này có diện tích không quá lớn, hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao hơn. Nhưng điểm hạn chế của công nghệ này là chi phí đầu tư khá lớn, hệ thống tốn kém, mang tính khả thi cao hay thấp còn tùy thuộc vào thành phần rác thải.
Cần lựa chọn phương án kinh tế hay môi trường
Trong cuộc họp vào tháng 7/2020, Bộ TNMT cho rằng việc xử lý rác thải sinh hoạt tại nhiều đô thị lớn còn gặp nhiều trở ngại. Trong đó, họ khuyến khích các công nghệ hiện đại, trong đó có điện rác. Tại khâu quy hoạch, chủ đầu tư không tìm được bãi tập kết rác thải, địa điểm xây dựng nhà máy điện rác phù hợp. Thế nhưng dù áp dụng công nghệ nào thì người dân đều có tâm lý chung là không muốn ở gần bất kỳ bãi rác nào.
Rất nhiều nguyên nhân khi dự án điện rác đầu tư xây dựng nhưng vấp phải sự phản đối của người dân. Trong đó, cơ chế chính sách không phù hợp hoặc vướng mắc nhiều hạn chế như việc đầu tư xử lý CTR phức tạp cần sự chấp thuận nhiều bộ, ngành, đặc biệt là khâu lập đtm hay quy hoạch phát triển nguồn điện hợp lý.
Hiện nay ở Hà Nam, Cần Thơ, Quảng Bình có nhiều nhà máy điện rác hoạt động. Thế nhưng việc thu hút đầu tư vào các dự án này không hề đơn giản. Bởi lẽ nhiều dự án bỏ dở giữa chừng vì đòi hỏi chi phí lớn, không phù hợp điều kiện thực tế ở nước ta vì không phân loại rác ngay từ đầu.
Song song công tác đánh giá hiệu quả công nghệ điện rác có giá trị kinh tế phải đặt sau giá trị BVMT. Vì nếu chỉ chăm chăm vào kiểu chôn lấp truyền thống mà không đẩy nhanh ứng dụng công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng rất dễ khiến môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.