Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Việt Nam và 11 quốc gia tiếp nhận rác thải từ Mỹ


951 Lượt xem - Update nội dung: 29-05-2020 08:51

Đã kiểm duyệt nội dung

Theo báo cáo điều tra của Guardia có hàng trăm ngàn tấn rác được vận chuyển đến các nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam. Phần rác thải này được người lao động phân loại và tái chế theo yêu cầu.

Tuy nhiên quy trình tái chế này lại khá đơn giản, chưa có điều kiện lắp đặt hệ thống xử lý khí thải tại các lò đốt rác đạt chuẩn, chủ yếu dựa vào các phương pháp thủ công đã làm phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và xã hội.

Rác thải từ Mỹ được vận chuyển sang các nước

Năm 2018, các nước đang phát triển tiếp nhận 68.000 container vận chuyển nhựa tái chế, và những nước này xử lý hơn 70% phần rác thải của Mỹ. Các nước nghèo trên thế giới như Bangladesh, Lào, Ethiopia, Senegal là nơi tiếp nhận nguồn rác thải từ Mỹ. Đây là những nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào nhưng giá rẻ, chưa có quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường nên các quốc gia này sinh sống phụ thuộc vào nghề phân loại rác thải.

Việt Nam và 11 quốc gia tiếp nhận rác thải từ Mỹ

Đã từng được con người chuộng sử dụng bất kỳ thời gian nào, bất kỳ đâu, chúng xuất hiện từ gia đình và hiện diện ở các văn phòng làm việc. Giờ đây, rác thải nhựa trở thành nỗi ám ảnh của loài người. Chúng vương vãi khắp mọi nơi từ đại dương khổng lồ đến cuộc sống hằng ngày của con người. Do đó có hơn 187 quốc gia ký hiệp ước ngăn chặn và giảm rác thải nhựa ô nhiễm khó tái chế. Thế nhưng, Mỹ là một trong những quốc gia không tham gia hiệp ước này.

Ở đảo rác Thái Bình Dương, nhựa xuất hiện dày đặc còn nhiều hơn các sinh vật phù du. Các nước cấm việc sản xuất các sản phẩm nhựa như ống hút, túi nilon mỏng nhưng nước Mỹ tạo ra 34,5 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Phần lớn rác thải Mỹ đẩy sang các nước trên thế giới đa phần nhựa ô nhiễm chứa nhiều chất bẩn hoặc nhựa khó tái chế.

Năm 2015, rác thải Mỹ hầu như đều được vận chuyển đến Trung Quốc và Hông Kông. Nhờ vậy mà ngành công nghiệp thu gom và tái sử dụng nhựa có giá trị thành sản phẩm có giá trị và bán lại các nước phương Tây tại 2 nước này phát triển cao.

Đứng trước những nguy cơ và hiểm họa từ nhựa khó tái chế năm 2017 Trung Quốc dừng việc nhập khẩu nhựa nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Chính vì thế, ngay khi Trung Quốc chấp dứt hoạt động tái chế nhựa mà Mỹ trở thành quả bóng chứa rác thải khổng lồ được chuyển liên tục từ nước này sang nước khác.

Nhiều quốc gia trở thành tầm ngắm ô nhiễm với khả năng xử lý rác thải nhựa kém. Malaysia là nơi tiếp nhận rác thải nhựa nhiều nhất từ Mỹ sau khi Trung Quốc ra lệnh cấm. Nước này xử lý với số lượng khổng lồ nhưng rác vẫn ồ ạt tuôn vào khiến hơn 55% rác nhựa không thể xử lý nên đổ thẳng ra biển hoặc bị chôn lấp không đúng quy cách.

Việt Nam và 11 quốc gia tiếp nhận rác thải từ Mỹ

Xem thêm bài viết về xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt!

Còn ở Philippin, mỗi tháng nước này tiếp nhận 120 container chuyển đến Manila và một khu vực căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại vịnh Subic. Người dân cho biết, Philippin chứa đầy nhựa phế liệu từ Los Angeles, Georgia và cảng Newark (New York). Lâu dần, thủ đô Valenzuela ngoại ô thủ đô Philippin được mệnh danh “thành phố nhựa” vì số lượng và khối lượng nhà máy tái chế mọc lên ngày càng nhiều.

Cò ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhựa nhập khẩu từ Mỹ đe dọa các ngành kinh tế khác trong khu vực. Từ khi Trung Quốc ra lệnh cấm, lượng nhựa tái chế Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu ngày càng tăng cao. Mỗi tháng có đến 10 tàu chở nhựa cập bến cảng Istanbul và Adana. Tuy nhiên các nhà máy đang mua nhựa rẻ hơn và sạch hơn khiến rác nhựa chưa được thu gom đang chất thành đống.

Nhu cầu xử lý rác thải nhựa Mỹ ở Việt Nam

Thôn Minh Khai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là nơi tập trung rác thải nhựa nhiều nhất và là trung tâm ngành công nghiệp xử lý rác thải nhựa. Khu vực này hiện có 1.000 hộ gia đình sinh sống, các công nhân sống tạm bợ tại các xưởng tái chế sống chung với khói độc, mùi hôi từ các xe chở phế liệu ra vào mỗi ngày.

Mỹ từng chuyển 83 nghìn tấn nhựa tái chế đến Việt Nam. Vỏ rác mang nhiều thương hiệu xuất xứ Mỹ từ vỏ kẹo York Peppermint hãng Hershay đến chiếc túi sơn hóa học Ohio. Các loại rác này sau khi được phân loại, nhựa được nghiền nát trước khi nấu lại và đúc thành viên.

Người dân và công nhân tại đây đối mặt với hàng trăm loại khói độc hại như axit hydrocholoric, lưu huỳnh dioxit, kim loại nặng làm rối loạn phát triển, rối loạn nội tiết tố và thậm chí gây ung thư. Theo người dân, rác thải được vận chuyển đến cảng Hải Phòng, cảng miền Bắc lớn nhất Việt Nam có tiếp nhận vận chuyển hàng hóa với các nước khác.

Trên đây là một số tin tức về rác thải tại Mỹ được công ty môi trường Hợp Nhất tổng hợp!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
(08:43 10-12-2024)
Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học ...
(10:59 09-12-2024)
Chủ đầu tư muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 60m3/ngày để khách sạn đủ điều kiện ...
(09:35 06-12-2024)
Với công suất 15m3/ngày đêm thì chủ đầu tư có thể lắp đặt module hình chữ nhật tại tầng hầm của nhà hàng để ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768