Vụ nổ ở Beirut, lời cảnh báo cho Đông Nam Á
Đã kiểm duyệt nội dung
Vụ nổ ở Beirut là tâm điểm của cả thế giới trong thời gian qua vì những nguy hiểm mà nó mang đến. Vụ nổ này trở thành lời cảnh tỉnh cho các nước châu Á vì rất dễ bị tổn thường bởi các vật liệu nguy hiểm.
Thảm họa Beirut rút ra bài học gì cho các nước Đông Nam Á
Vụ nổ đã khiến hơn 154 người chết, 5.000 người khác bị thương. Ngoài ra nó còn gây thiệt hại về tài sản, nhà cửa, làm tê liệt cảng lớn Lebanon gây khó khăn cho nền kinh tế Beirut trong thời gian tới.
Hiện đang xác định nguyên nhân vụ nổ nhưng trước hết có đến 2.750 tấn amoni nitrat thất thoát ra bên ngoài. Được biết lượng hóa chất này được lưu trữ từ năm 2013 nhưng chưa thấy đơn vị nào tiếp nhận xử lý trong hơn 7 năm qua. Và toàn bộ lượng amoni nitrat cũng được giải tán thông qua vụ nổ thảm khốc này.
Điều này gián một đoàn cảnh tỉnh cho các quốc gia Đông Nam Á trong các vấn đề về xử lý môi trường, đặc biệt là công tác quản lý hóa chất nguy hại như phế thải, phân bón, thuốc BVTV. Xử lý hóa chất cùng nhiều vật liệu nguy hiểm khác vốn dĩ đã trở thành thách thức cho khu vực này. Điều này càng khó khăn hơn khi hầu hết vật liệu này đều bị lưu trữ và “bỏ quên” tại các nước châu Á mà không có bất kỳ hoạt động quản lý và kiểm soát nào.
Đông Nam Á đối diện với nguy hiểm từ vật liệu nguy hiểm
Đa phần hóa chất công nghiệp như phân bón thì được kiểm soát và quản lý tốt nhưng nhiều loại hóa chất độc hại khác chuyển đến châu Á lại tiềm tàng nhiều nguy hiểm. Những chất thải nhập khẩu bất hợp pháp này hầu như rất khó quản lý chẳng hạn như nhựa, kim loại độc hại, rác sinh hoạt, rác điện tử,… bị bỏ rơi với khối lượng lớn. Hiện nay lượng hàng hóa nguy hiểm này xuất hiện phổ biến tại nhiều container ở các cảng của Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và cả Việt Nam.
Ngày càng nhiều chất thải bất hợp pháp được vận chuyển đến các nước Đông Nam Á. Trải qua nhiều lệnh cấm từ nhiều quốc gia về lệnh cấm nhập khẩu nhựa nhưng chúng vẫn được nhập lậu thường xuyên đến các nước ở châu Á như Malaysia và Indonesia.
Nguồn gốc của lượng phế thải chủ yếu đến từ các nước phương Tây. Rác chủ yếu vận chuyển đến châu Á vì giá xử lý và tiêu hủy thường thấp hơn, nên chúng thường được lưu trữ tại nhiều cảng khác nhau. Chưa kể chi phí vận chuyển phế thải lại tương đối thấp, chủ yếu đến từ các nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Đối với trường hợp của Beirut thì ngay cả khi có hợp đồng rõ ràng nhưng việc trả lượng phế thải này đến chỗ cũ là điều cực kỳ khó.
Làm thế nào quản lý nguồn phế liệu nguy hiểm?
Để ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những cảng lớn cần chấm dứt ngay tình trạng buôn lậu, các cơ quan chức năng cần trang bị tốt việc ngăn chặn, quản lý và trả lại vật liệu nguy hiểm. Nhưng với hàng nghìn container bị bỏ lại và dòng nguyên liệu bất hợp pháp diễn ra liên tục thì rất khó thoát khỏi thực trạng này trong thời gian ngắn.
Cần tăng cường nguồn lực để tăng hiệu quả đối phó và ngăn cản tốt quá trình nhập khẩu lậu diễn ra tại các cảng biển lớn. Có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc như chiến dịch “Hàng rào xanh 2013” và “Bầu trời xanh năm 2018” có sự phối hợp giữa các cơ quan hoặc tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng hơn.
Bên cạnh đó các cảng Đông Nam Á cần phát triển năng lực theo hướng như trên. Chính phủ các quốc gia cần tăng cường năng lực và tập trung mạnh mẽ thi hành các quy định, biện pháp mang tính răn đe cao. Rất nhiều cảng Đông Nam Á rất dễ bị tổn thương với những thách thức này nên việc xảy ra thảm họa như Beirut là điều dễ hiểu. Do đó cần tăng cường công tác quản lý rủi ro và quản lý thường nhật có thể mang đến chiến dịch phòng ngừa hiệu quả hơn.
Xem thêm bài viết về chất thải nguy hại và cách phân loại!