Xanh hóa - Định hướng phát triển kinh tế mới
Đã kiểm duyệt nội dung
Đối với khái niệm “xanh” dường như đã quá quen thuộc với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng ở Việt Nam lại khá xa lạ và hầu như ít được chú trọng hơn. Hầu hết trong các hoạt động kinh tế thường không hướng tới việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển môi trường hay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Dưới đây là 2 ví dụ điển hình trong việc phát triển “xanh” ở nước ta nhằm giảm tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn được công ty môi trường Hợp Nhất tổng hợp, xin mời bạn đọc theo dõi!
Xu hướng phát triển môi trường làm việc xanh
Trong khi xu hướng phát triển nguồn năng lượng sạch đang ngày càng dấn sân sang nhiều lĩnh vực và được nhiều ngành công nghiệp ưa chuộng đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho hàng triệu lao động. Ở đó, con người có thể dễ dàng làm việc trong môi trường làm việc thân thiện và tiếp xúc nhiều hơn với nhiều khái niệm môi trường mới, trong đó có khái niệm “xanh”.
Vậy việc làm xanh là gì? Chúng có tác động như thế nào đến nhận thức và hành động của con người? Việc làm xanh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và tái tạo môi trường bị, chủ yếu xuất hiện trong các ngành truyền thống như sản xuất, xây dựng, sản xuất năng lượng hoặc năng lượng tái tạo.
“Việc làm xanh” là một khái niệm khá mới mẻ nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, chúng có thể tham gia gián tiếp sản xuất hàng hóa, kiến tạo nên những tòa nhà xanh, du lịch xanh hoặc vận tải hàng hóa sạch. Dựa trên những quy trình sản xuất xanh giúp cải thiện năng suất lao động, hạn chế phát thải khí nhà kính, giảm phát thải gây ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái và góp phần chống biến đổi khí hậu.
Dựa trên những lợi ích của việc làm xanh, các doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng tạo ra lợi nhuận và doanh thu khổng lồ. Đặc biệt các nước phát triển, các doanh nghiệp cần điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức sản xuất gắn liền với môi trường vừa cải thiện chất lượng việc làm vừa đảm bảo các tiêu chuẩn sống cao hơn.
Cán cân thương mại đứng giữa thách thức môi trường và xã hội, môi trường làm việc của doanh nghiệp không thể tách rời giữa kinh tế, xã hội với môi trường. Do đó việc phát triển việc làm xanh tạo ra những cơ hội mới và giải quyết những thách thức môi trường nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai.
Phát triển xu hướng du lịch xanh
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và nền văn hóa truyền thống lâu đời, Việt Nam tạo ra nhiều lợi thế đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam lại thuộc các quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai nặng nề nhất.
Vì thế cần đặt ra mục tiêu phát triển du lịch chất lượng, bền vững phải gắn liền với định hướng quy hoạch, chiến lược và gắn liền với công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, phát huy những giá trị truyền thống, mang lại lợi ích cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch xanh dược đánh giá là loại hình hoạt động dịch vụ giúp hạn chế và giảm thiểu những tác động đến môi trường, gìn giữ những giá trị sinh học, phát triển di sản thiên như, di sản văn hóa các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Cũng giống với nhiều lĩnh vực khác, ngành du lịch cũng bắt kịp với xu hướng xanh. Ngành đã chủ động lồng ghép các chương trình xanh với nhiều thông điệp ý nghĩa, chú trọng sự hợp tác giữa doanh nghiệp với khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường kết hợp cùng sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Để hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch xanh, doanh nghiệp cần xây dựng nhiều chương trình “xanh” phù hợp với từng điều kiện cụ thể như sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, phân loại rác thải, xử lý nước thải, tăng cường du lịch xanh với bảo tồn văn hóa dân gian, xây dựng các bộ tiêu chí về du lịch xanh phù hợp với quá trình đầu tư và quy hoạch, kinh doanh.
Trong đó phải kể đến tour du lịch chèo thuyền kết hợp vớt rác trên sông ở Hội An trên sông Hoài. Hoạt động này không chỉ BVMT sống ở Hội An mà còn bảo vệ vùng hạ lưu sông Thu Bồn, bảo vệ hệ sinh thái và khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
Cũng ở Hội An, Nhà hàng Sapo Hội An trong 5 năm liền thay vì thải ra ngoài môi trường đã chuyển đổi khoảng 300 lít dầu ăn thành xà phòng nhà bếp. Hoặc trường hợp tại Côn Đảo, khu nghỉ dưỡng Six Senses kết hợp cùng Vườn quốc gia Côn Đảo phục hồi nhiều bãi đá và bảo tồn rùa.
Vừa qua Tổng cục du lịch đặt ra nhiều tiêu chí để các doanh nghiệp, địa phương, điểm du lịch phát triển du lịch theo nhiều tiêu chí xanh và có trách nhiệm với môi trường. Do đó, các sản phẩm du lịch xanh khi đạt được các tiêu chí xanh sẽ hình thành trách nhiệm với môi trường, ngày càng được thu hút và quan tâm hơn từ khách du lịch.
Trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam định hướng phát triển nhiều sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa bản địa, khai thác triệt để những nét văn hóa địa phương trở thành thế mạnh khác biệt nhất bằng cách lồng ghép nhiều yếu tố “xanh”.
Xem thêm bài viết về xử lý nước thải ở Việt Nam!