Xin Giấy phép môi trường theo Quy định mới【năm 2024】
Đã kiểm duyệt nội dung
Luật bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 đã gỡ rối cho doanh nghiệp các thủ tục rườm rà về hồ sơ môi trường, một trong những điểm nhấn của luật này là sự ra đời của Giấy phép môi trường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ hết thông tin về giấy phép môi trường theo quy định mới nhất. Dưới đây Môi Trường Hợp Nhất sẽ cung cấp thông tin về loại giấy phép này, mời bạn cùng tìm hiểu.
1. Khái niệm về Giấy phép môi trường theo luật BVMT 2020
“Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.
Theo Khoản 8, Điều 3, Luật BVMT 2020.
Theo đó: "các loại giấy phép về môi trường trước kia sẽ có tên gọi mới là giấy phép môi trường thành phần. Các loại giấy phép môi trường thành phần sẽ được tích hợp thành 1 gọi là Giấy phép môi trường".
Các loại giấy phép môi trường thành phần bao gồm:
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp;
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Các loại giấy phép môi trường thành phần, giấy phép xả thải của doanh nghiệp sắp hết hạn hoặc đã hết hạn, hãy liên hệ tổng đài 0938.857.768 để được tư vấn hoặc bấm vào ô bên dưới để CHAT với chuyên viên:
2. Đối tượng cần lập giấy phép môi trường
Để biết rõ dự án của mình có thuộc đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường hay không, chủ đầu tư cần phải căn cứ vào các văn bản pháp lý để tra cứu thông tin cần thiết liên quan, cụ thể như sau:
2.1. Căn cứ pháp lý
Dưới đây là 4 căn cứ pháp lý để có thể tiến hành tra cứu đối tượng cần thực hiện giấy phép môi trường:
CĂN CỨ PHÁP LÝ |
NGÀY ĐƯỢC THÔNG QUA |
CƠ QUAN/NỘI DUNG |
✅ Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (Luật bảo vệ môi trường năm 2020) |
17/11/2020 |
Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. |
✅ Luật đầu tư công 39/2019/QH14 |
13/06/2019 |
Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. |
✅ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP |
06/04/2020 |
Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công của Chính phủ. |
✅ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP |
10/01/2022 |
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. |
2.2. Đối tượng cần phải lập giấy phép môi trường
Theo Điều 39, Luật bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:
- Đối tượng thuộc dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Đối tượng thuộc dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn GPMT.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tra cứu đối tượng cần thực hiện giấy phép môi trường.
2.3. Thời gian phải lập giấy phép môi trường
Theo điểm d, khoản 2 Điều 42 (Căn cứ và thời điểm cấp Giấy phép môi trường), Luật BVMT 2020, Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động phải thực hiện Giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (tức là trước 31/12/2024), trừ những trường hợp đã được cấp giấy phép môi trường thành phần.
Theo đó, đối với doanh nghiệp đã có giấy phép môi trường thành phần cần lưu ý thời gian làm đề nghị cấp lại giấy phép môi trường theo quy định mới như sau:
- Giấy phép môi trường thành phần (có thời hạn): doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2025.
- Giấy phép môi trường thành phần (không có thời hạn): doanh nghiệp phải lập giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2027.
3. Nội dung giấy phép môi trường
Nội dung giấy phép môi trường theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 40 Luật BVMT 2020 gồm:
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Nội dung cấp phép môi trường;
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thời hạn của GPMT;
- Nội dung khác (nếu có).
Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
3.1. Tác động tích cực của Giấy phép môi trường
Dưới đây là 3 tác động tích cực của giấy phép môi trường đối với môi trường và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
- Làm căn cứ để cơ sở thúc đẩy việc đổi mới sáng tạo công nghệ sản xuất và hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải hiện đại, giảm phát thải mang lại nhiều lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
- Giúp cơ sở nắm rõ những tiêu chuẩn môi trường, tăng cường giám sát môi trường và phân loại những hoạt động hạn chế tối đa những tác động đến môi trường.
- Tăng cường cơ chế quản lý môi trường, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các quá trình sản xuất cùng với quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3.2. Căn cứ cấp giấy phép môi trường
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 42 của Luật BVMT năm 2020 thì điều kiện xin giấy phép môi trường khi:
- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường từ cơ quan có thẩm quyền;
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Một số quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.
4. Thủ tục hồ sơ và trình tự xin giấy phép môi trường năm 2024
Căn cứ theo Điều 43 của Luật BVMT 2020, quy định:
4.1. Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Dưới đây là các loại hồ sơ cần thiết để thực hiện xin cấp giấy phép môi trường:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
- Các tài liệu pháp lý, tài liệu kỹ thuật của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
4.2. Quy trình xin giấy phép môi trường năm 2024
Quy trình xin giấy phép môi trường được thực hiện qua những bước sau:
- Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ. Chủ đầu tư dự án, cơ sở nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, công khai nội dung (trừ dự án thuộc bí mật của nhà nước, doanh nghiệp); tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra thực tế dự án đầu tư và tổ chức thẩm định, cấp GPMT.
- Bước 3: Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả thải vào công trình thủy lợi thì cơ quan môi trường lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự chấp thuận của cơ quan quản lý công trình thủy lợi trước khi cấp GPMT.
- Bước 4: Cơ quan môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trước khi cấp GPMT đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
4.3. Thời hạn cấp phép môi trường
Theo Khoản 4, Điều 43, Luật BVMT, thời hạn cấp GPMT kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: không quá 45 ngày làm việc.
- UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện: không quá 30 ngày làm việc.
5. Cơ quan cấp giấy phép môi trường
Dựa theo Điều 41 của Luật BVMT 2020 thì cơ quan cấp GPMT bao gồm các trường hợp dưới đây:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: dự án đã có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, dự án nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên hoặc dự án nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh, cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- UBND cấp tỉnh: dự án đầu tư nhóm II và nhóm III (nằm trên địa bàn 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên) và dự án lập báo cáo ĐTM do UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt.
- UBND cấp huyện: dự án đầu tư nhóm I, II và III có phát sinh chất thải ra môi trường.
6. Thời hạn của giấy phép môi trường
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 4, Điều 40, Luật BVMT 2020 như sau:
- 07 năm: Đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm: Đối với đối tượng không thuộc 02 trường hợp trên.
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
Xử phạt không có giấy phép môi trường
Theo khoản 1, 4 và 5, Điều 11, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về giấy phép môi trường có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có các hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép, buộc phá dỡ công trình.
7. Dịch vụ thực hiện giấy phép môi trường
Công ty Môi trường Hợp Nhất là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã và đang đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, giúp khách hàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý đúng theo quy định.
Khách hàng sẽ được gì khi chọn Hợp Nhất?
- Tiết kiệm thời gian, chi phí;
- Hỗ trợ khách hàng gặp gỡ, tiếp đoàn thanh tra và làm việc với cơ quan chức năng;
- Sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ các chuyên gia ngành luật, hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ;
- Hoàn thành hồ sơ đúng hạn, khách hàng theo đúng tiến độ dự án và có thể tập trung tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ cấp giấy phép môi trường theo quy định mới nhất năm 2024 nhưng vẫn chưa tìm được đơn vị tư vấn phù hợp, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ sớm nhất.
Tiết kiệm tối đa thời gian + chi phí => gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: congthongtin@moitruonghopnhat.com
Hoặc Liên hệ ngay Chuyên gia của chúng tôi 24/7 (Call/SMS/Zalo): 0938.857.768
8. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Để hoàn thiện nội dung bài viết này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo từ luật và nội dung khác từ các nguồn:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
- Tài liệu Bộ phận Kinh doanh - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
- Hình ảnh trình bày nội dung đề xuất lập giấy phép môi trường cho doanh nghiệp;
- Luật đầu tư công 39/2019/QH14;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Tổng hợp.
Tìm hiểu thêm: Các loại hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp