Xin giấy phép xả thải vào nguồn nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Xả thải trái phép ra môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng từng là vấn đề nhức nhối ở nước ta suốt một thời gian dài. Để giải quyết, các cơ quan có thẩm quyền đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ và có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm.
Việc xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước là thủ tục có tính bắt buộc đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư, nhằm quản lý quy hoạt động xả thải trong khả năng chịu tải của môi trường.
Vậy các doanh nghiệp khi thực hiện xin giấy phép xả thải vào nguồn nước cần nắm những thông tin gì? Hãy cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu những điểm đáng lưu ý này nhé!
Hồ sơ xin giấy phép xả thải ra môi trường nước
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 10m3/ngày đêm, đều thuộc đối tượng phái xin cấp giấy phép xả thải. Hồ sơn đề nghị bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xả thải ra môi trường nước
- Đối với trường hợp chưa xả nước thải, cần cung cấp đề án xả thải, cùng quy trình vận hành hệ thống xử lý nước. Đối với trường hợp đang xả thải vào nguồn nước, cần cung cấp báo cáo về hiện trạng xả thải, kèm theo quy trình vận hành.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tại vị trí xả thải. Đối với trường hợp đang xả nước thải, cần gửi kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý. Các kết quả này đều không được quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Sơ đồ từng vị trí trong khu xử lý nước thải
Riêng với những cá nhân, tổ chức chưa có công trình xử lý nước thải, hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trình tự, thủ tục cấp phép xả thải
Giống như trình tự cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, thủ tục xin giấy phép xả thải được quy định tại điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xả thải nộp 2 bộ hồ sơ và phí thẩm định cho cơ quan tiếp nhận. Ngoài ra, phải nộp thêm 1 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương - nơi dự tính đặt công trình đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và thông báo đối với những trường hợp không hợp lệ. Các cá nhân, tổ chức khi nhận được thông báo cần gấp rút bổ sung, hoàn thiện, tránh tiếp tục xảy ra sai xót.
Bước 2: Thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước
- Trong thời hạn 30 ngày kêt từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định đề án, hoặc có thể kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho trường hợp đủ điều kiện. Ngược ngại, với những trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ, đồng thời thông báo lý do không cấp phép.
- Đối với các trường hợp cần chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi văn bản thông báo, nêu rõ những nội dung cần thay đổi. bổ sung. Thời gian này không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sẽ diễn ra sau khi đề án đã được bổ sung hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc.
- Trong trường hợp phải lập lại đề án, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi văn bản thông báo, nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu và trả lại hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
- Kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 5 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhận giấy phép.
Thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xả nước thải
Với những yêu cầu gia hạn, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép, doanh nghiệp cần theo dõi tiến trình diễn ra như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xử lý nước thải cần tiến hành nộp lại hồ sơ và lệ phí tương tự như khi xin cấp giấy phép xả thải lần đầu.
- Trong thời hạn 5 ngày, cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ và thông báo đến những trường hợp không hệ lệ.
Bước 2: Thẩm định đề án đối với những trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép
- Kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 25 ngày, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo hoặc tiến hành kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Với những trường hợp đạt yêu cầu, cơ quan này sẽ trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn để cấp phép. Trái lại, trường hợp không đủ điều kiện sẽ bị trả lại hồ sơ kèm lý do không tiến hành gia hạn, điều chỉnh giấy phép.
- Những trường hợp nào cần chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi văn bản thông báo nêu rõ nội dung cần bổ sung. Thời gian thẩm định sau khi hồ sơ đã được bổ sung hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức cần lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi thông báo nên rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu và trả lại hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
Kể từ ngày nhận được giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 5 ngày, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo để cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhận giấy phép.
Quyền lợi, nghĩa vụ khi được cấp giấy phép xả thải
Tại điều 38, Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước như sau:
Về quyền lợi:
- Các cá nhân, tổ chức được phép xả thải vào nguồn nước theo đúng quy định
- Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
- Nhà nước bồi thường thiệt hại nếu giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và cộng đồng
- Có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường khi thực hiện hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong vấn đề xả thải
- Đề nghị cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung theo luật định
- Trả lại giấy phép xả thải theo quy định của pháp luật
- Chuyển nhượng, cho thuê, kế thừa, thế chấp bằng tài sản đầu tư công trình xả thải
- Với các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc xả thải, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện
Quyền lợi luôn đi kèm với nghĩa vụ. Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp phép xả thải vào nguồn nước có trách nhiệm:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tài nguyên nước và nội dung được đề cập đến trong giấy phép
- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng với quy định
- Qúa trình xử lý nước thải phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Đối với việc xả thải của các cá nhân, tổ chức khác, không được cản trở hoặc gây thiệt hại
- Trung thực trong hoạt động cung cấp dữ liệu, thông tin về hoạt động xử lý nước và xả thải
- Luôn đảm bảo độ an toàn và sẵn sàng tư thế ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm xảy ra
- Tiến hành quan trắc, giám sát chất lượng và lưu lượng nước, cập nhật tiến độ xả nước thải một cách đầy đủ, chính xác
- Nếu xả thải trái phép gây ra hậu quả, phải bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cô
Bằng việc nắm bắt các thông tin hữu ích này, các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quát và chủ động hơn khi tiến hành xin giấy phép xả thải ra môi trường nước. Nếu quý khách hàng có các thắc mắc, hoặc gặp trở ngại về các hồ sơ môi trường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0938.857.768 của Công ty dịch vụ tư vấn môi trường để được giải đáp sớm nhất!