XLNT chăn nuôi heo và thủy sản tối ưu
Đã kiểm duyệt nội dung
Có rất nhiều giải pháp xử lý nước thải cơ bản, đơn giản và dễ áp dụng đối với các nguồn thải lưu lượng lớn như nước thải chăn nuôi, thủy sản. Vì thế hôm nay Hợp Nhất sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến phương pháp xử lý và tái chế nước thải, chất thải chăn nuôi hiệu quả và khá thân thiện với môi trường xung quanh.
Giải pháp công nghệ sinh học XLNT thủy sản
Phương pháp này thường lắp đặt tại vùng đất ngập nước nhân tạo đóng vai trò như bộ lọc nước tự nhiên. Bằng cách này nước thải thủy sản chảy qua hệ thống mà không cần bảo trì, không yêu cầu tiêu thụ nguồn điện lớn với chi phí thấp hơn so với hệ thống truyền thống khác. Những hệ thống xử lý tự nhiên dựa vào vai trò của các loài thực vật khác nhau để hấp thụ và loại bỏ các chất trong nước.
Quy trình xử lý nước thải thủy sản gồm:
- Nước thải thủy sản chảy vào khu vực đất ngập nước trước tiên phải lọc mùi hôi.
- Hệ thống lọc gồm các loài thực vật, chúng dùng rễ hấp thụ chất thải để sinh trưởng và phát triển.
- Chất dinh dưỡng trong nước được hấp thụ, cô lập trong các thành phần của thực vật và bị loại bỏ sau đó.
- Phần nước tinh khiết lọc từ hệ thống đất ngập nước vào đầm phá.
Xử lý sinh học là cơ chế quan trọng khử chất ô nhiễm, khả năng thu giữ các chất dinh dưỡng như nitrat, amoni và photphat cũng dễ dàng bị hấp thụ. Thực vật tham gia XLNT bao gồm:
- Thực vật nổi: hấp thụ khí CO2 và thải O2 vào không khí.
- Thực vật chìm: khả năng hấp thụ oxy, CO2 và khoáng chất trong nước. Rễ của chúng bị ức chế bởi độ đục vì bộ phận quang hợp của chúng dưới nước bị cản trở.
Các vấn đề trong XLNT chăn nuôi
Chăn nuôi lợn mang lại nhiều cơ hội nhưng sau đó là chuỗi dài những thách thức về môi trường. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều COD, BOD, nito, chất rắn lơ lửng. Khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành chăn nuôi là động lực để phát triển kinh tế.
Điểm đáng nói nước thải ô nhiễm đang khiến môi trường bị tác động nghiêm trọng. Nhiều giải pháp công nghệ được ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi heo để tuân thủ các quy định và giảm bớt tác động.
Ozone trong XLNT chăn nuôi
- Hai bước đầu tiên gồm sử dụng màng lọc, do đó màng thẩm thấu ngược được thêm vào để loại bỏ nito ra khỏi nước.
- Quá trình ozone được thiết kế gồm bể tuần hoàn với liều lượng ozone hóa cao cho phép chúng hòa tan hiệu quả trong nước nhằm giảm nồng độ COD xuống ngưỡng cho phép.
- Bể tạo ozone nhỏ hơn nhiều so với các giải pháp truyền thống và chúng hoạt động thông qua hệ thống modun đáp ứng công suất yêu cầu.
- Lợi thế đặc trưng của bể phản ứng mà không cần làm sạch, thiết kế an toàn bằng nhôm và cho phép áp suất cao đảm bảo không có chất gây ô nhiễm bám trên bề mặt.
Nhu cầu xử lý và tái chế nước thải, chất dinh dưỡng
Nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu khí NH3 vào môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi. Bên cạnh đó, chi phí phân bón tăng nhanh trong những năm gần đây, như phân bón chứa nito khan được sản xuất từ khí tự nhiên.
Vì thế mà ngày càng nhiều công nghệ giảm phát thải amoniac trong chăn nuôi tập trung chủ yếu vào việc thu hồi nito. Những hệ thống mới sử dụng màng thấm khí để thu giữ và thu hồi amoniac từ phân lỏng, giảm lượng khí thải amoniac cũng như tăng cường quá trình thu hồi nito lỏng được sản xuất làm phân bón.
Quá trình thu hồi nito từ phân lợn bằng công nghệ dùng màng thấm khí ở áp suất thấp. Điều này gồm việc dẫn amoniac dạng khí trong phân qua màng kỵ nước xốp, giữ và tập trung tại một chỗ dưới tác dụng của axit pha loãng tuần hoàn phía đối diện màng. Các tấm màng lọc lắp ráp theo các modun nhỏ gọn gồm nhiều ống để loại bỏ phân và amoniac trong nước thải
Với kinh nghiệm nhiều năm qua, Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn thiết kế hệ thống XLNT cho Quý khách hàng trong nhiều khu vực như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Cà Mau, Long An, Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận, Nha Trang, Vũng Tàu,… Hoặc bạn muốn kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hoặc cải tạo HTXLNT thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.