XLNT ngành nông nghiệp và chế biến
Đã kiểm duyệt nội dung
Nắm rõ kiến thức đặc tính nước thải nông nghiệp giúp thiết kế hệ thống XLNT tiết kiệm, khả thi về mặt kỹ thuật, tuân thủ quy định, chính sách môi trường hiện hành.
Nước thải từ quá trình chế biến thực phẩm khác nhau về chất lượng. Nếu như nước thải chế biến thực phẩm có cường độ thấp nhưng lại có khối lượng lớn thì các dòng thải từ hoạt động chăn nuôi có cường độ ô nhiễm lớn. Do đó khi hiểu rõ nước thải cho phép lập kế hoạch để xử lý nước thải: tái chế, tái sử dụng nước thải cũng như thu hồi hiệu quả các nguồn tài nguyên có giá trị.
Đặc trưng của nguồn thải
Đặc điểm chung của nước thải nông nghiệp và chế biến thực phẩm chứa nhiều chất rắn hòa tan, chất tẩy rửa, dầu mỡ, chất hữu cơ, vô cơ, hạt keo trong quy trình XLNT thực phẩm và nông nghiệp.
Nước thải từ chế biến rau quả
- Nước thải phát sinh từ giai đoạn chế biến, đóng hộp, khử nước, ngâm nước muối thay đổi theo từng hoạt động của các quá trình xử lý.
- Phân lớn nước thải này có thể phân hủy sinh học gồm cacbonhydrat, đường, tinh bột, pectin,…
- Chứa đến 70 – 80% chất hữu cơ dạng hòa tan không dễ bị loại bỏ khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học. Trong khi đó quá trình hóa lý (hấp phụ, oxy hóa học, màng lọc) có khả năng loại bỏ chất rắn hòa tan nồng độ thấp với chi phí cao. Vì thế phương pháp XLNT sinh học sẽ phát huy tác dụng đối với dòng nước thải này.
Nước thải ngành thủy sản
- Loại nước thải này phụ thuộc vào các phương pháp cơ giới hoặc thủ công trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
- Chất lượng nước thải gồm COD, BOD, TSS thay đổi theo thời gian. Các vấn đề xử lý được định hình bởi các giới hạn xả thải.
- Nước thải thủy sản rất giàu chất béo và protein.
Các thông số xử lý hóa lý
pH trong nước thải
- Giữ vai trò quan trọng đối với quần thể VSV trong giai đoạn xử lý sinh học.
- pH thay đổi liên tục tùy theo từng nguồn thải nông nghiệp và thực phẩm tương ứng theo từng điều kiện môi trường, khả năng lưu giữ nước thải.
Chất rắn
- Chất rắn trong nước thải tồn tại dưới 2 dạng gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan.
- Chất rắn lơ lửng có xu hướng lắng xuống đáy hoặc nổi lên trên bề mặt nước thường ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái.
- Chất rắn hòa tan xuất hiện nhiều trong nước thải thủy sản, ngành chế biến sữa bị loại bỏ trong quy trình xử lý nước thải.
Nhiệt độ
- Nguồn tiếp nhận chỉ cho phép nhiệt độ không vượt quá 2 – 3 độ C để duy trì sự cân bằng hệ sinh thái.
- Đối với nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm trong giai đoạn nấu lại phải làm nguội trước khi đi qua giai đoạn xử lý sinh học.
Các thông số xử lý sinh học
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
- Thể hiện hàm lượng chất hữu cơ cho quá trình oxy hóa chất hữu trong quá trình chuyển hóa hiếu khí nhờ quần thể VSV.
- Giảm hàm lượng BOD nhờ vào quá trình nitrat hóa để chuyển đổi nito hữu cơ thành nitrat. Vì đây là quá trình hiếu khí sử dụng oxy bổ sung.
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
- Chỉ số biểu thị tổng hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải.
- COD trong dòng thải thường cao hơn giá trị BOD vì chỉ có chất hữu cơ bị oxy hóa mà các chất vô cơ cũng bị oxy hóa.
Nito và photpho
- Nguồn N, P trong nước thải nông nghiệp và thực phẩm gồm chất tẩy rửa, hợp chất có nguồn gốc thực phẩm.
- Các nguyên tố này là chất dinh dưỡng, nhưng nếu dư thừa sẽ gây ra sự sinh sôi của tảo trong nguồn tiếp nhận.
- Ngày càng nhiều có HTXLNT sử dụng các công nghệ XLNT tiên tiến để loại bỏ N, P.
Tùy thuộc vào hoạt động chế biến, nước thải thường được tái sử dụng phù hợp với kinh tế. Việc tái sử dụng hoặc tái chế cần lưu tâm đến một vài yêu cầu về an toàn thực phẩm. Các chất ô nhiễm phổ biến trong nước thải được xử lý theo từng quy trình XLNT khác nhau.
Công ty môi trường Hợp Nhất cung cấp dịch vụ và giải pháp công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn để tối ưu hóa HTXLNT. Quý KH cần hỗ trợ thêm nhiều vấn đề khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768.