Xu hướng xây dựng đô thị xanh trên thế giới
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh những nỗ lực trong công tác xử lý môi trường như: nước thải, khí thải, rác thải,...hiện nay rất nhiều nước phát triển đang hình thành và phát triển các dự án khu đô thị xanh để cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Có thể nói trước tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, xây dựng đô thị xanh đang là xu hướng - là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng môi trường sống và tránh hệ lụy từ biến đổi khí hậu.
Mô hình đô thị xanh tại các nước đang phát triển
Đô thị xanh tại châu Âu
Vào khoảng cuối TK XIX, khái niệm đô thị sinh thái bắt đầu lan rộng cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết phải kể đến mô hình Bedzed (Anh), Hammarby Sjostad (Thụy Điển), Kronsberg hay Vauban (Đức),.. Nổi trội nhất là khu sinh thái Confluence tại Lyon (Pháp).
Mô hình sinh thái Confluence có diện tích 150 ha, có đến 60% diện tích được xây dựng làm không gian xanh, không gian công cộng. Dự tính đến năm 2020, diện tích mô hình này sẽ tăng lên 25.000 dân sinh sống.
Xem thêm bài viết về phát triển giao thông xanh tại Hà Nội!
Khu vực này được xây dựng và hoàn thành vào năm 2011 tiếp giáp với 2 lưu vực sông, các công trình ở đây có khả năng tiết kiệm đến 50% năng lượng so với tiêu chuẩn thiết kế ban đầu. Nhờ vậy mà làm nổi bật cảnh quan ven sông với kế hoạch quy hoạch hợp lý kết hợp với sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến mà Confluence trở thành khu đô thị sinh thái bền vững ở hiện tại và tương lai.
Đô thị xanh tại châu Á
Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực xây dựng các mô hình đô thị sinh thái. Trong đó nổi bật nhất là khu đô thị xanh Fujisawa thuộc tỉnh Kangawa (Nhật Bản) cách thủ đô Tokyo khoảng 50 km về hướng Tây Nam.
Với nhiều sáng kiến và lối thiết kế độc đáo mà khu độ thị xanh Fujisawa trở thành khu đô thị sinh thái thông minh và điển hình nhất trên thế giới. Điều này được chứng minh khi nhiều quốc gia trên thế giới phải học hỏi nhiều về ý tưởng công nghệ trong cách xây dựng khu đô thị sinh thái này.
Từ sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, Nhật Bản tiến hành việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn năng lượng. Do đó, các chuyên gia đã lấy ý tưởng từ của Panasonic về phong cách sống xanh mà thể hiện rõ nét và chi tiết nhất về tình trạng thiếu hụt điện năng nghiêm trọng. Từ sau năm 2014, người ta tiến hành xây dựng Fujisawa với diện tích 19 ha, có hình dạng chiếc lá với tổng vốn đầu tư khoảng 60 tỷ yên.
Điểm nổi bật của mô hình này tiến tới cắt giảm việc sử dụng điện năng trong từng hộ gia đình. Theo đó, mỗi căn nhà sẽ phải cắt giảm 70% phát thải khí CO2 và 30% lượng cấp nước bằng việc sử dụng nhiều thiết bị thông minh tiêu thụ có hiệu quả các nguồn năng lượng. Trong đó, các thiết bị tiếp nhận năng lượng mặt trời có khả năng đáp ứng 70% nhu cầu điện sử dụng cho mỗi gia đình.
Nổi tiếng với nền khoa học – công nghệ phát triển nhất thế giới, Nhật Bản chủ động nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều thiết bị thông minh và mang tính ứng dụng cao. Chẳng hạn đèn giao thông, đèn đường hay đèn gia đình đều lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời và nhiều thiết bị dự trữ điện hữu ích khác. Hướng đến xây dựng một môi trường sạch đẹp, dân cư đô thị sẽ chuyển sang sử dụng ô tô và xe đạp chạy bằng điện nhằm giảm thiểu các động cơ phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Ở Singapore, quốc gia này nổi tiếng trên thế giới bởi kế hoạch quy hoạch đô thị hiệu quả luôn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Chính phủ nước này đang thúc đẩy nhanh kế hoạch phủ xanh đô thị, tạo thẩm mỹ cảnh quan và chất lượng môi trường ngày càng nâng cao.
Điểm độc đáo tại các đô thị xanh ở Singapore có thể được ứng dụng ở bất kỳ nơi đâu từ tường nhà, mái nhà đến việc xây dựng thành công các công viên xanh đô thị. Nhờ những chính sách phát triển tích cực ấy mà Singapore đã phủ xanh đến 50% diện tích tại các thành phố, tạo cảnh quan lý tưởng cho môi trường sống và lao động của con người.
Việt Nam có khu đô thị xanh hay không?
Mặc dù Việt Nam có đến 100 công trình xanh với 24 công trình đạt tiêu chuẩn Lotus, 90 công trình đạt tiêu chuẩn LEED nhưng chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ. Chính vì thế chưa có khu đô thị nào được công nhận là khu đô thị xanh ở nước ta.
Hiện nay, các khu đô thị như Ecopark (Hưng Yên), Sunny Garden City (Hà Nội) mặc dù sở hữu không gian xanh, là nơi lý tưởng để con người thư giãn nhưng những khu vực này chỉ dừng lại ở việc hoàn thành hạng mục hạ tầng cơ sở, xã hội, nhu cầu sống hoặc đáp ứng một số tiện ích khác.
Để xây dựng thành công mô hình sinh thái thế giới này cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn một công trình phải hội tụ các yếu tố như kiến trúc xanh, ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải vào môi trường, kiến tạo không gian sống lý tưởng cho con người và tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Do đó, các dự án đô thị xanh chỉ được hiểu và nhìn nhận theo tiêu chí xanh (nhiều cây xanh) vẫn chưa áp dụng cụ thể các tiêu chí về công trình xanh.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!