Xử lý chất thải hữu cơ trong nguồn nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Chất hữu cơ là thành phần không thể thiếu trong hầu hết nguồn nước thải khác nhau. Chúng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Vậy chất hữu cơ bắt nguồn từ đâu? Tác hại của nước thải nhiễm chất hữu cơ là gì? Và cách xử lý chất thải chất hữu cơ như thế nào là hiệu quả?
Nếu bạn có những thắc mắc trên, hãy cùng công ty môi trường Hợp Nhất điểm qua một vài thông tin chi tiết liên quan đến loại nước thải này nhé!
Các nguồn ô nhiễm từ chất hữu cơ
Trong nông nghiệp
Chất hữu cơ chủ yếu phát sinh từ hóa chất, thuốc trừ sâu bắt nguồn từ các hộ gia đình, làng nghề có trồng cây, chăn nuôi gia súc gia cầm. Các nguồn phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng tràn lan ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Trong công nghiệp
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình sản xuất công nghiệp thải ra hàng tấn chất hữu cơ mỗi ngày trong môi trường tự nhiên mà vẫn chưa được xử lý đúng cách.
Trong sinh hoạt và y tế
Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng và nhu cầu sống của con người cũng tăng lên không ngừng đã hình thành nên nguồn lớn chất hữu cơ mỗi ngày. Các nguồn ô nhiễm này đến từ cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà hàng hay khách sạn gây sức ép lớn đối với môi trường.
Tác hại của nước thải nhiễm chất hữu cơ hàm lượng lớn
Các chất hữu cơ khi tiếp xúc với oxy sẽ hình thành nên nitrit. Đây là loại chất độc khi tiếp xúc với cơ thể người sẽ xảy ra hiện tượng thiếu oxy trong máu, trẻ em thường xanh xao và thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Và khi nitrit kết hợp với axit amin hình thành nên nitrosamine gây ung thư, nếu tích lũy nhiều nitrosamine trong cơ thể quá nhiều sẽ gây nhiễm độc, ung thư gan.
Các chất hữu cơ này có nguồn gốc động vật hoặc thực vật. Chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật là cacbonhydrat, từ động vật là các protein, chất béo, chất rắn lơ lửng. Và nếu nguồn nước thải này không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
Xử lý nước thải nhiễm chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học
Đối với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ lớn, sự hoạt động và sinh trưởng của vi sinh vật trong nước khá quan trọng vì chúng tạo ra nguồn năng lượng và nguồn cacbon thích hợp phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển bằng cách phân hủy các chất hữu cơ.
Quá trình xử lý nước thải này gồm 3 giai đoạn chính dưới đây:
- Giai đoạn 1: Vận chuyển và khuếch tán chất ô nhiễm đến bề mặt tế bào VSV
- Giai đoạn 2: Khuếch tán và hấp phụ chất ô nhiễm từ bề mặt tế bào đến màng thấm
- Giai đoạn 3: Quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp tế bào mới
Xử lý bằng phương pháp hiếu khí
Quá trình xử lý chất thải hữu cơ này có thể diễn ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong hầu hết các công trình xử lý, việc sinh trưởng và phát triển của VSV phân hủy sinh học trong nước thải trong điều kiện môi trường cung cấp oxy liên tục giúp quá trình xử lý và tốc độ hấp thụ chất hữu cơ có tần suất cao.
Xử lý bằng phương pháp kỵ khí
Tại đây, VSV kỵ khí hoạt động trong môi trường không có oxy. Các cơ chế phân hủy chất hữu cơ trong nguồn nước:
- Phân hủy
- Tổng hợp tế bào mới
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí gồm các quá trình cơ bản dưới đây:
- Giai đoạn 1: Thủy phân chất hữu cơ
Đây là quá trình thủy phân các chất không tan như polysaccarit, protein, lipit nhờ vi khuẩn tiết enzym phân hủy các hợp chất thành chất đơn giản hoặc chất hòa tan khác như axit amin, axit béo.
- Giai đoạn 2: Axit hóa
Từ giai đoạn thủy phân, hợp chất được lên men hình thành nên các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic, axit propionc, axit butyric cùng các chất trung tính như rượu, andehit, axeton cùng các chất khí khác như CO2, H2, H2S,…
- Giai đoạn 3: Methanol hóa
Các vi khuẩn metan hoạt động trong môi trường yếm khí sẽ tiến hành lên men các sản phẩm và hình thành nên hỗn hợp khí như CH4, CO2, N2, H2S.
Xử lý nước thải bằng phương pháp UASB
Bể xử lý nước thải kỵ khí có bố trí hệ thống ống phân phối khí phân phối đều khắp đáy bể nên nước thải dễ dàng được bơm và tuần hoàn toàn bộ thể tích bể. Trong bể này có cấu trúc 3 lớp: trên cùng là 3 pha (pha nước, pha bùn và pha khí), pha giữa gồm hỗn hợp nước – bùn – khí sinh học và lớp dưới cùng là bùn vi sinh kỵ khí.
Trong quá trình di chuyển, chất hữu cơ được VSV kỵ khí hấp thụ và chuyển thành khí sinh học như CH4 và CO2.
Dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất luôn được khách hàng đánh giá cao. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn những giải pháp môi trường tốt nhất hiện nay nhé!