Xử lý chất thải y tế ở Đà Nẵng đang quá tải vì Covid-19
Đã kiểm duyệt nội dung
Khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 2 và Đà Nẵng là tâm điểm dịch chính khiến khối lượng rác thải y tế tăng lên đáng kể. Các lò đốt rác nguy hại hoạt động vượt công suất nên tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cộng đồng và môi trường. Bên cạnh các vấn đề xử lý môi trường khác, bài toán về chất thải y tế mùa dịch đang đặt ra nhiều thách thức với các cơ quan chức năng!
Công tác giám sát, xử lý rác thải y tế
Hiện Đà Nẵng có hơn 40 điểm cách ly y tế tập trung với hàng nghìn người đã và đang làm tăng lượng rác nguy hại lên con số báo động. “Các lò đốt rác thải nguy hại bị quá tải và đã vượt quá công suất hoạt động. Nên việc xử lý rác nguy hại là vấn đề khẩn cấp” Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết.
Đối với các khu cách ly mới hình thành, công ty sẽ tiến hành khảo sát địa điểm, lắp đặt nhiều thùng rác, nhà vệ sinh để thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải y tế. Các bệnh viện, Sở Y tế phải trang bị thêm thùng chứa rác tại các khu vực cách ly nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân vệ sinh trong quá trình thu gom và xử lý rác.
Nhằm đảm bảo xử lý hết lượng rác thải sinh hoạt và y tế, công ty đã xây dựng phương án, kế hoạch xử lý chất thải khu vực cách ly y tế, đặc biệt Ký túc xá phía tây thành phố và các khu vực bệnh viện khác. Rác tại nơi cách ly sẽ được đưa vào thùng chứa chuyên dụng và dán kín để tránh rơi trong quá trình vận chuyển.
Trường hợp xe thu gom được khử trùng tránh làm lây lan dịch bệnh trước khi vận chuyển sang các khu vực khác. Ngay cả rác thu gom cũng phải được khử trùng nhiều lần trước khi đưa vào lò đốt.
Xem thêm bài viết xử lý nước thải y tế phòng khám!
Không xử lý hết lượng chất thải y tế nguy hại
Công ty đã bố trí xong 120 thùng rác (240 lít), 20 thùng rác (660 lít) cùng 20 nhà vệ sinh,… thu gom chất thải tại bệnh viện, khu cách ly y tế tập trung. Trung bình mỗi ngày khối lượng rác nguy hại phát sinh khoảng 4,8 tấn/ngày và không ngừng tăng lên. Đặc biệt ngày 1/8 rác nguy hại bệnh viện vượt khoảng 4,86 tấn, vượt công suất lò đốt đến 60kg. Sau đó, công ty cũng thu gom riêng rác sinh hoạt và rác y tế có tổng khối lượng khoảng 150 m3/ngày.
Với lò đốt ST-200 có công suất 200kg/giờ nhưng đến nay khối lượng cũng quá tải, lượng rác tồn kho ngày càng tăng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Chỉ tính riêng khu vực Khánh Sơn có công suất xử lý 200kg/giờ nhưng chỉ hoạt động vào ban đêm, nhiều nhất là 10 giờ/ngày. Từ cuối tháng 7/2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, số lượng người nhiễm và cách ly ngày càng tăng cao. Nên Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng phải vận hành lò đốt rác hết công suất.
UBND 13 phường thuộc quận Hải Châu tuyên truyền gói chặt rác sinh hoạt để thuận tiện việc thu gom đúng nơi quy định. Còn huyện Hòa Vang yêu cầu đơn vị liên quan phải có biện pháp xử lý môi trường tại vị trí có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Chưa kể sắp tới bệnh viện dã chiến tại Cung Thể Thao Tiên Sơn sẽ hoạt động và thành lập thêm nhiều khu cách ly mới vì thế mà lượng rác dự kiến tăng lên khoảng 7 – 8 tấn/ngày hoặc khối lượng phát sinh có thể cao hơn.
Với thực trạng này, Sở TNMT kiến nghị UBND thành phố khẩn trương đầu tư trang thiết bị như lò hấp tiệt trùng, lò đốt hoặc có thể bố trí thêm hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác để xử lý hết lượng rác nguy hại tránh bùng phát dịch sang nhiều khu vực lân cận, cũng như tham gia BVMT cộng đồng. Đồng thời Sở TNMT có văn bản hướng dẫn cho các địa phương cần tăng cường quản lý tại nơi cách ly y tế. Bệnh viện thực hiện phân loại rác thải nhằm giảm thiệt hại từ công tác thu gom, xử lý rác thải nguy hại.
Và để tránh nguy cơ lây dịch từ rác y tế, công ty huy động nguồn lực tập trung đối với công tác thu gom, xử lý rác đúng cách. Vì lò đốt ST-200 quá tải nên các địa phương, đơn vị phải tăng cường phân loại rác nhằm giảm khối lượng rác phải đốt.