Xử Lý Khí Thải Lò Sấy Cà Phê
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm môi trường không khí từ các lò sấy cà phê là thực trạng đáng báo động tại nhiều địa phương ở Tây Nguyên, nhất là vào mùa thu hoạch. Đặc điểm chung của các cơ sở sản xuất là hoạt động theo quy mô hộ gia đình với phương thức sản xuất truyền thống nên chưa chú trọng vào việc bảo vệ môi trường. Để hoạt động lâu dài và bền vững, chủ cơ sở cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò sấy cà phê để tráng tình trạng “nhả khói” vào môi trường.
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất cà phê
Trong quá trình rang xay và sấy khô cà phê luôn đi kèm với việc phát sinh một lượng lớn khí thải, đặc biệt là vào thời điểm thu hoạch, các lò sấy, xay xát cà phê hoạt động liên tục. Khí thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ dễ bay hơi, bụi, hơi nước, khí cacbon monoxit, cacbon dioxit,… Cụ thể:
- Bụi: Từ tro và các thành phần không cháy hoàn toàn từ quá trình sấy.
- Hơi nước: Phát sinh từ việc đun nóng và làm khô hạt cà phê.
- Mùi hôi: Từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như xeton, rượu, aldehyd và các hợp chất lưu huỳnh.
- Khí CO2 và CO: Từ các phản ứng oxi hóa và việc đốt cháy không hoàn toàn
Ngoài ra các lò rang sấy cà phê sử dụng nguyên liệu từ các phụ phẩm công nghiệp như vỏ cà phê, cùi ngô, vỏ ngô ,… làm phát sinh một lượng lớn khói, bụi thải ra môi trường.
Việc ô nhiễm môi trường từ các lò sấy cà phê đa không ít lần làm xáo trộn cuộc sống của người dân, hạn chế tầm nhìn khi điều khiển phương tiện giao thông bởi tro bụi cà phê theo chiều gió lan tỏa dày đặc ra môi trường không khí.
Khi hút phải khói cà phê trong một thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về hô hấp. Không chỉ vậy, các lò sấy hoạt động vào ban đêm, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đã có không ít trường hợp người dân phản ánh, cơ sở sản xuất cà phê bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là phải dừng hoạt động do tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài. Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp hãy chủ động trong việc bảo vệ môi trường bằng việc trang bị các hệ thống xử lý khí thải.
2. Hệ thống xử lý khí thải lò sấy cà phê
Có nhiều phương pháp để xử lý khí thải lò sấy cà phê tùy vào lưu lượng và mức độ ô nhiễm ở mỗi nơi như sử dụng máy ozone, tháp hấp thụ, tháp hấp phụ. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp sử dụng thiết bị lọc bụi tĩnh điện.
Khí thải từ khu vực lò sấy được thu vào chụp hút khí và được quạt hút theo đường ống dẫn vào thiết bị lọc bụi tĩnh điện.
Thiết bị lọc bụi tĩnh điện hoạt động trên nguyên lý ion hóa và tách bụi ra khỏi không khí khi dòng khí đi qua nơi có điện trường lớn. Khi khí thải đi qua vùng có chứa điện trường lớn các hạt bụi sẽ bụi sẽ bị tích điện và bị hút vào tấm lọc có chứa điện tích trái dấu với chúng và bụi tích tụ lại trên các tấm lọc. Bụi sẽ được thu về và xử lý, còn không khí sạch đạt chuẩn thoát ra bầu khí quyển.
Ngoài thiết bị lọc bụi tĩnh điện, trong hệ thống xử lý khí thải lò sấy cà phê còn có các thiết bị khác như cyclon thu bụi, quạt hút ly tâm, chụp hút khí thải, hệ thống đường ống dẫn khí và thoát khí, tủ điện điều khiển.
Hệ thống xử lý khí thải ở mỗi cơ sở sẽ được thiết kế khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý tốt nhất. Chẳng hạn như tại các lò sấy có quy mô lớn thì cần kết hợp thêm hệ thống xử lý bụi cyclone hoặc tháp hấp phụ bằng than hoạt tính.
Ngoài trang bị thiết bị, hệ thống xử lý khí thải từ các lò sấy cà phê, các chủ cơ sở cũng nên lưu ý vấn đề bố trí nhà xưởng thông thoáng, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái cho công nhân.
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định hiện nay
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành và quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên 300kg/ngày được quản lý theo quy định của địa phương hoặc phát sinh nước trên 05m3/ngày, khí thải trên 50m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị tại chỗ và không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường.
Như vậy đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình cá nhân đang hoạt động có lò sấy phát sinh bụi, khí thải thuộc đối tượng đăng ký môi trường thì cần tiến hành đăng ký môi trường tại địa phương hoạt động.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp xử lý khí thải lò sấy cà phê, nếu bạn đang tìm một nhà thầu có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải hoặc lập hồ sơ môi trường, hãy liên hệ Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.879 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.