Xử Lý Khí Thải Sản Xuất Đồ Gia Dụng Bằng Gỗ
Đã kiểm duyệt nội dung
Đồ gỗ gia dụng là những vật dụng rất phổ biến và có mặt trong mọi gia đình. Để có được một sản phẩm hoàn thiện đến tay người dùng, mỗi sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Trong đó có những công đoạn làm phát sinh khí thải độc hại vào môi trường. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về đặc điểm và hệ thống xử lý khí thải sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ.
1. Quy trình sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ
Đồ gia dụng bằng gỗ rất đa dạng về sản phẩm và công dụng, dưới đây là các công đoạn sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ.
Gỗ nguyên liệu --- > Gia công và lắp ráp --- > Sơn --- > Đóng gói
- Gia công: Tấm gỗ công nghiệp được gia công, cắt trên máy móc với kích thước theo thiết kế nhằm đảm bản chính xác các chi tiết.
- Lắp ráp: Sau khi các tấm gỗ cùng các bộ phận chi tiết đã được chuẩn bị đầy đủ, nhân viên kỹ thuật sẽ lắp ráp chúng lại thành sản phẩm thô.
- Sơn: Sơn sản phẩm nhằm tăng độ bền, tăng tính thẩm mỹ và chống ẩm mốc, chống thấm nước, chống cháy, chịu nhiệt cho sản phẩm. Việc sơn sản phẩm thường được thực hiện ở phòng riêng biệt có bố trí chụp hút để thu khí thải về hệ thống xử lý khí thải để xử lý.
- Đóng gói: Sản phẩm thành phẩm sẽ được đóng gói cẩn thận nhằm tránh bị trầy xước trong quá trình vận chuyển, phân phối đến khách hàng.
- Nguồn phát sinh khí thải: Trong quá trình sản xuất này, có thể thấy nguồn phát sinh khí thải là từ công đoạn sơn sản phẩm. Ngoài ra, còn có khí thải, khói phát sinh từ hoạt động của lò hơi.
Đặc điểm công đoạn sơn gỗ là phát sinh mùi hôi đặc trưng có chứa các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs). Đáng nói, đây là thành phần của các chất như formaldehyde, benzen, butyl acetate, toluene, xylene, methanol, ethyl acetate và butyl cellosolve, …. đây đều là những chất hóa học dễ bốc hơi vào không khí và có hại đối với con người nếu hít phải. Đặc biệt là formaldehyde – chất được phân loại vào nhóm các chất gây ung thư vòng họng, thanh quản và các bộ phận khác.
2. Hệ thống xử lý khí thải sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ
Hệ thống xử lý khí thải sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ được chia thành 2 hệ thống là hệ thống chuyên để xử lý khí thải của công đoạn sơn và hệ thống xử lý khí thải lò hơi.
2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải sản xuất (công đoạn sơn)
Khí thải --- > Chụp hút --- > Quạt hút --- > Tháp hấp thụ --- > Ống thoát khí --- > Môi trường không khí
*Dung dịch hấp thụ: NaOH
Thuyết minh quy trình
- Tại phân xưởng sản xuất xi mạ và phòng sơn có bố trí chụp hút dẫn khí thải, bụi phát sinh về tháp hấp thụ của hệ thống xử lý khí thải.
- Tại tháp hấp thụ, quạt hút hút dòng khí thải theo chiều từ dưới lên, còn dung dịch hấp thụ phân bổ theo chiều từ trên xuống, nhờ vậy mà diễn ra quá trình tiếp xúc giữa hai pha, khi tiếp xúc với dung dịch hấp thụ, các axit trong dòng khí phản ứng với NaOH trong dung dịch.
- Nước từ tháp hấp thụ được thu hồi về bể chứa dung dịch hấp thu và được bơm tuần hoàn về tháp hấp thụ. Nước được định kỳ châm và bể chứa dung dịch hấp thụ để bổ sung lượng thất thoát. Dung dịch hấp thụ và nước thải được định kỳ xả vào hệ thống xử lý khí thải.
- Khí thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn quy định và theo đường ống thoát ra môi trường.
2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi
Khói thải từ lò hơi --- > Thiết bị lọc ướt --- > Quạt hút --- > Tháp hấp thụ --- > Ống khói --- > Không khí sạch đạt QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B
Thuyết minh quy trình
- Quạt hút khí: Khói thải sau khi ra khỏi buồng đốt được quạt hút hút vào hệ thống ống dẫn khí đến thiết bị lọc ướt.
- Thiết bị lọc ướt: Lọc sạch tro bụi và muội than, sau đó, khí thải được dẫn vào tháp hấp thụ.
- Tháp hấp thụ: Hấp thụ các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của lò hơi như CO, SOx, NOx bằng dung dịch sữa vôi được hệ thống bơm định lượng cấp vào. Dung dịch hấp thụ được bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp tiếp xúc, dòng khí thải chứa chất ô nhiễm CO, SOx, NOx được dẫn từ dưới lên và tiếp xúc với dung dịch hấp thụ.
- Khí sạch: Dòng khí sạch được quạt hút trợ đẩy vào ống khói và thải ra môi trường. Dung dịch hấp thụ được bơm tuần hoàn từ ngăn chứa vào thiết bị hấp thụ. Tro bụi và muội than được thải bỏ định kỳ, dung dịch hấp thụ cũng được xử lý định kỳ.
Ngoài việc lắp đặt các thiết bị, hệ thống xử lý khí thải, để bảo vệ sức khỏe công nhân, các chủ nhà máy, cơ sở sản xuất cần chú ý các vấn đề khác như: Chọn loại sơn an toàn, trang bị đồ bảo hộ cho công nhân, lắp đặt hệ thống thông gió.
Lưu ý: Việc thiết kế công nghệ và quy trình xử lý khí thải ở mỗi nhà máy, cơ sở là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Quy mô, công suất hoạt động của nhà máy, cơ sở;
- Công đoạn sản xuất làm phát sinh khí thải;
- Tính chất, thành phần ô nhiễm đặc trưng của dòng khí;
- Lưu lượng khí thải phát sinh khí thải;
- Diện tích lắp đặt hệ thống;
- Tổng chi phí đầu tư hệ thống;
- Và các yếu tố khác.
3. Chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải ở tất cả các lĩnh vực với công suất đa dạng.
Trong suốt quá trình hoạt động hơn 10 năm, Hợp Nhất đã thiết kế, lắp đặt nhiều hệ thống xử lý khí thải (XLKT) ở nhiều lĩnh vực như:
- Hệ thống XLKT nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Hệ thống XLKT nhà máy sản xuất thép
- Hệ thống XLKT công ty in ấn
- Hệ thống XLKT xưởng in lụa
- Hệ thống XLKT lò hơi công ty sản xuất
Và nhiều lĩnh vực sản xuất khác.
Có thể bạn quan tâm: Dự án xử lý khí thải
Nếu Quý Doanh Nghiệp cũng đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho nhà máy/cơ sở của mình, hãy liên hệ Hotline: 0938.857.768 hoặc ĐỂ LẠI CÂU HỎI để được hỗ trợ nhanh chóng.