Xử lý khí thải sản xuất giấy
Đã kiểm duyệt nội dung
Các nhà máy sản xuất giấy tạo ra nhiều loại chất gây ô nhiễm khác nhau và lượng khí thải lớn tùy thuộc vào quy trình, công suất trong từng cơ sở. Khí thải gây ô nhiễm và nguy hiểm nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Do đó xử lý khí thải sản xuất giấy cần ưu tiên những giải pháp công nghệ có hiệu quả xử lý cao, loại bỏ đa dạng nhiều thành phần đáp ứng các quy chuẩn xả thải ra môi trường.
Các thành phần khí thải nhà máy giấy
Các nhà máy sản xuất giấy thường phát sinh nguồn khí thải chứa nhiều VOC, hợp chất chứa lưu huỳnh, NOx và SOx. Một số thành phần khác phải kể đến như amoniac, asen, clo, dioxin, furan, crom hóa trị sáu, mangan, thủy ngân, metanol, axit, sunfuric,…
Ngoài ra, bụi mịn cũng là đặc trưng trong nguồn thải từ các lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy. Phát thải khí nhà kính (dioxin, metan, cacbon dioxit) từ ngành sản xuất giấy khi đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng lượng khí thải ô nhiễm vào môi trường.
Kiểm soát khí thải nhà máy giấy
Việc kiểm soát ô nhiễm không khí giúp giảm thiểu mùi khó chịu. VOC thường hình hành trong quá trình nghiền bột, tẩy trắng nên thường được xử lý qua các phương pháp hóa lý như hấp phụ, lọc than hoạt tính, hấp thụ, oxy hóa nhiệt, oxy hóa xúc tác và ngưng tụ.
Ứng dụng giải pháp công nghệ sinh học
Xu hướng gần đây thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học loại bỏ đa dạng nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Phương pháp này được vận dụng khá hiệu quả, chi phí thấp vì sử dụng bộ lọc sinh học. Vi sinh vật sẽ chịu trách nhiệm chuyển chất nhiễm, hấp thụ và chuyển hóa thành những chất vô hại.
Xử lý khí thải bằng giải pháp sinh học là phương án hiệu quả và mang tính kinh tế để xử lý chất ô nhiễm ở pha khí nồng độ thấp. Chất ô nhiễm hữu cơ được vi sinh sử dụng như một nguồn cacbon và năng lượng. Không chỉ hợp chất hữu cơ mà chất vô cơ cũng được loại bỏ hiệu quả.
Trong hệ thống lọc sinh học, khí thải ô nhiễm được làm ấm trước khi đi qua lớp đệm chứa vi sinh vật. Chất ô nhiễm trong môi trường có oxy chuyển thành hợp chất ít độc hại hơn như CO2, nước, sinh khối. Hiệu quả của hệ thống phụ thuộc nhiều vào độ ẩm, nhiệt độ, pH, vật liệu vì ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ lọc sinh học.
Các giai đoạn xử lý bao gồm quá trình hấp thụ khí thải, khuếch tán vào màng sinh học, tái sinh và phân hủy sinh học. Thông thường, bể sinh học chứa dòng khí thải di chuyển ngược hướng với chất lỏng và cung cấp nguồn cacbon cần thiết cho chất xúc tác sinh học.
Để hạn chế một số vấn đề như hiệu suất khử, người ta thường tiến hành cải tiến thiết kế tháp phản ứng sing học, thay đổi tốc độ vận chuyển khí thải theo chu kỳ hoặc không liên tục, sử dụng tốt chất xúc tác sinh học và kiểm soát các quá trình xử lý trong lò phản ứng.
Ứng dụng hệ thống lọc tĩnh điện
Đây là cách xử lý khí thải được sử dụng rộng rãi đối với nhiều lĩnh vực công nghiệp, nhất là lĩnh vực có mức phát thải lớn, chứa nhiều thành phần khác nhau. Hệ thống này được triển khai thực hiện dựa trên nguyên tắc điện từ trường. Những hạt bụi có điện tích trái dấu sẽ bị hút, hạt cùng dấu bị đẩy ra xa. Thông thường hạt bụi tích điện âm khi đến gần bản điện chứa điện tích dương bị hút và bám trên thành điện cực. Tùy thuộc vào công suất, nồng độ và mức độ nhiễm nguồn thải mà cần thiết kế hệ thống xử lý phù hợp.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý khí thải ổn định, chất lượng với chi phí đầu tư, vận hành thấp thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 của Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hệ thống hoạt động với hiệu suất tối ưu nhất.