Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Xử Lý Khí Thải Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử


62 Lượt xem - Update nội dung: 01-10-2024 11:53

Đã kiểm duyệt nội dung

Linh kiện điện tử là các bộ phận điện tử rời rạc được ghép nối với nhau trong mạch điện để tạo thành thiết bị điện tử. Trước khi thành phẩm, linh kiện điện tử phải trải qua quá trình gia công sản xuất rất phức tạp, nhiều công đoạn làm phát sinh nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về đặc điểm và cách xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà máy.

1. Các công đoạn phát sinh khí thải trong nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

Sản xuất linh kiện điện tử hiện đang là ngành giữ vị trí then chốt bậc nhất trong nền kinh tế ở nước ta, chiếm tỷ trọng khoảng 18% toàn ngành công nghiệp. Nước ta đã và đang nỗ lực thể hiện được tiềm năng để trở thành “bến đỗ” thu hút các nhà đầu tư.

Linh kiện điện tử được chia thành 3 loại cơ bản:

  • Linh kiện điện cơ (là linh kiện có vai trò liên kết cơ học với mạch điện như công tắc, cầu chì, thạch anh, relay,…)
  • Linh kiện chủ động (là linh kiện có vai trò cấp năng lượng, đưa điện vào mạch điện, một số linh kiện chủ động là: đèn vi sóng, đèn quang điện, mạch tích hợp, diac, diode,….).
  • Linh kiện thụ động (là linh kiện không cung cấp nguồn vào mạch – tức là các linh kiện này không truyền năng lượng vào mạch mà chỉ hoạt động khi có nguồn được kết nối với mạch xoay chiều AC, chúng là antenna, cảm biến, cảm biến điện từ, transducer,…).

Dưới đây là quy trình chế tạo, sản xuất cảm biến nhiệt độ tại một nhà máy.

Nguyên liệu > Kiểm tra > Xử lý dây và hàn > Làm sạch và sấy > Kiểm tra ngoại quan > Phủ keo và sấy > Lắp ráp vào ống > Kiểm tra > Thành phẩm.

 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất EMS

Nguyên liệu đầu vào là các loại dây cáp, thiết bị đầu cuối, nhiệt điện trở.

Từ quy trình sản xuất, có thể thấy các công đoạn phát sinh khí thải là:

- Phát sinh từ quá trình hàn;

- Phát sinh từ quá trình làm sạch;

- Phát sinh từ quá trình phủ keo;

- Phát sinh từ quá trình sấy.

2. Đặc điểm khí thải sản xuất linh kiện điện tử

Chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ công đoạn sấy khô sau quá trình phủ keo. Trong đó:

  • Keo epoxy có chứa các thành phần: Bisphenol A (C15H16O2) 70%; CaCO3 25%; FeO 5%;
  • Keo Silicone có chứa các thành phần: Polydimethylsiloxane 70%, CaCO3 10%, SiO2 20%
  • Hóa chất làm sạch là cồn IPA có chứa các thành phần: 99,8% Isopropyl alcohol ((CH3)2CHOH)
  • Hóa chất làm sạch SC-5000 có chứa các thành phần: 1,2-Dichloropropane (C3H6Cl2) 68%, Dichlorofluoroethane (C2H3Cl2F) 30%, Diclophiro Ethanol 2%.
  • Ngoài ra còn có bụi tổng, bụi chứa silic, Co, SO2, NOx, chì và hợp chất, HF hoặc các chất hợp chất hữu cơ của Flo.

Nồng độ thông số chất ô nhiễm tại công đoạn sấy khô sau quá trình phủ keo vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Vì vậy, nhà máy đầu tư hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ (vật liệu hấp phụ là than hoạt tính) để xử lý khí thải phát sinh từ quá trình hàn, làm sạch, phủ keo và sấy.

3. Phương pháp xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử

Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý khí thải của dự án

Khí thải > Ống hút > Hệ thống đường ống dẫn khí > Tháp hấp phụ > Quạt hút > Ống thoát khí > Môi trường

Thuyết minh quy trình:

Khí thải phát sinh trong quá trình hàn, làm sạch, phủ keo và sấy sẽ được hút qua các ống hút được gắn trực tiếp trên máy thông qua hệ thống đường ống dẫn khí thải nhờ vào áp lực của quạt hút và dẫn đến tháp hấp phụ để hấp phụ các chất ô  nhiễm có trong dòng khí thải.

Tháp xử lý sử dụng vật liệu hấp phụ là than hoạt tính. Tại tháp hấp phụ, dòng khí thải di chuyển theo phương ngang qua các lớp than hoạt tính, khí độc được giữ lại. Khí sạch theo đường ống thoát khí thoát ra ngoài môi trường. Hiệu suất của hệ thống xử lý đạt 95-98%.

Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B). Định kỳ 3 tháng/lần nhà máy tiến hành thay than hoạt tính. Lượng than hoạt tính thải bỏ được đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo chất thải nguy hại.

Than hoạt tính là vật liệu hấp phụ tương đối phổ biến, có các đặc trưng và chỉ số cơ bản sau: Khối lượng đơn vị là 380-600 Kg/m3, đường kính lỗ rỗng là (20- 40).1010m, thể tích lỗ rỗng tổng cộng là 0,6-0,8 cm3/g, bề mặt lỗ rỗng là 500-1500 m2/g.

Chỉ số iod: 650-850 mg/g; Độ hấp phụ CCl4: 40-60%.

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà máy sản xuất. Mỗi nhà máy có quy mô sản xuất khác nhau và lưu lượng khí thải cần xử lý khác nhau, vì vậy, có thể cùng một loại hình sản xuất nhưng quy trình công nghệ ở mỗi nơi không giống nhau.

Để được tư vấn thêm về phương pháp xử lý hoặc tính toán sơ bộ chi phí xử lý khí thải nhà máy của mình, Quý Doanh nghiệp có thể kết nối Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
(16:18 30-09-2024)
Đối với nhà máy sản xuất thuộc da nêu trên có chứa 2 yếu tố: Nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768