Xử lý kỵ khí nước thải chế biến thực phẩm
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhắc đến các lĩnh vực công nghiệp thì ngành chế biến thực phẩm là một trong những ngành có mức độ sử dụng nước nhiều nhất. Nước được sử dụng cho các mục đích như sản xuất, làm lạnh, tạo hơi nước, chế biến, làm sạch. Vậy làm thế nào để tăng cường khả năng xử lý nước thải chế biến thực phẩm?
Đặc tính đối với nước thải chế biến
Nước thải từ lĩnh vực này đục, TSS lớn, BOD, COD, dầu mỡ và chất dinh dưỡng (N, P) lớn. Đặc điểm của nguồn thải thường có sự thay đổi lớn theo mùa, theo giờ sản xuất với sự biến động về nồng độ, loại chất thải; dòng chảy thường nhỏ biến động mỗi ngày; nồng độ màu, nito, photpho, cacbon tương đối lớn. Tất cả các vấn đề này thường gây ra những khó khăn, phức tạp đối với các bể phản ứng sinh học.
TSS (chất rắn lơ lửng), dầu mỡ thường được loại bỏ thông qua hệ thống tuyển nổi không khí hòa tan DAF. Giải pháp này được công nhận với hiệu quả vượt trội. Đối với BOD, COD thể hiện chỉ số chất lượng nước thải nhằm đánh giá mức độ nước thải đầu ra. Hai thông số này được xử lý qua các giai đoạn sinh học thứ cấp.
Thông thường, các yêu cầu đối với nước thải chế biến thực phẩm công nghiệp thường trải qua giai đoạn xử lý sơ cấp, tuyển nổi, chất gây ô nhiễm. Xử lý tạo ra lượng bùn lớn, hàm lượng chất rắn thấp phải được khử dầu mỡ, chất béo. Trong khi đó, chi phí đông tụ, keo tụ - tạo bông tương đối cao.
Vai trò, đặc tính của hệ thống xử lý kỵ khí
Các công nghệ XLNT được sử dụng đối với nước thải chế biến thực phẩm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như hóa lý – sinh học. Cả hai quá trình oxy hóa và kỵ khí được ứng dụng hoặc tuyển nổi, đông tụ, lắng, lọc, hấp phụ, màng lọc, lắng sơ cấp, bùn hoạt tính thứ cấp, phân hủy kỵ khí và thu hồi CO2 cho nhiều mục đích khác nhau.
Công nghệ kỵ khí ngày càng có vị trí quan trọng đối với XLNT cho ngành chế biến thực phẩm vì nhiều lợi ích mà nó mang lại, không chỉ giảm khối lượng chất thải ô nhiễm mà còn tăng cường sản xuất khí sinh học. Quá trình xử lý diễn ra tương đối chậm, nhạy cảm với nhiệt độ nên việc đáp ứng mục tiêu xử lý sẽ nhanh hơn, tối ưu hơn.
Khí metan từ quá trình sản xuất ngày càng sử dụng phổ biến hơn trong nhiều hệ thống xử lý. XLNT công nghiệp đối với các lĩnh vực công nghiệp có chế biến thực phẩm chủ yếu loại bỏ chất ô nhiễm dễ phân hủy sinh học, TSS, BOD, dầu mỡ, chất dinh dưỡng. Các tính chất về nồng độ chất ô nhiễm lớn trở thành thách thức đối với quy trình bùn hoạt tính và bể phản ứng SBR.
Lợi thế của hệ thống xử lý sinh học đang ngày càng được ưa chuộng vì lượng bùn thấp, chất rắn dễ tách hơn, tạo ra sinh khối với nồng độ lớn. Hệ thống sục khí bong bóng lớn đảm bảo sự trộn lẫn và phân tán của sinh khối.
Công nghệ kỵ khí đã và đang áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như xử lý nước thải thuộc da, chế biến thực phẩm với cường độ nước thải lớn. Các bể phản ứng khác nhau đã phát triển và cải tiến thành nhiều dạng như bể phản ứng kỵ khí, bể phản ứng dòng chảy ngược UASB, bể phản ứng tầng sôi và bể phản ứng màng cố định.
Hệ thống XLNT chứa hàm lượng nước thải với thành phần hữu cơ lớn, VSV trực tiếp phân hủy và hấp thụ chất thải thành khí CO2 và metan. Đặc biệt, bể UASB được dùng rộng rãi trong lĩnh vực XLNT vận hành phụ thuộc vào sự hình thành hạt. Bể này hoạt động với nhiều ưu điểm như trộn cơ học, tái chế sinh khối bùn, thích ứng với tốc độ dòng chảy cao.
Các bể xử lý nước thải chính
- Bể chứa nước/hóa chất xử lý: được làm từ vật liệu đặc biệt, bền như compsite, polyethene (PE) hoặc polypropylene (PP) lưu trữ nhiều loại hóa chất.
- Bể lắng: giảm hàm lượng chất rắn dưới tác dụng trọng lực mà không cần dùng hóa chất đông tụ.
- Bể keo tụ: sử dụng hóa chất để thúc đẩy quá trình đông tụ chất thải như clorua sắt (FeCl3), PAC, Al2(SO4)3,…
- Bể kỵ khí: không cấp không khí để vi khuẩn kỵ khí phát triển và phân hủy thành chất đơn giản hơn.
- Bể hiếu khí có sục khí: vi khuẩn phát triển trong môi trường có oxy để VSV trực tiếp phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau.
- Bể khử trùng: thực hiện chức năng loại bỏ các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh còn sót lại.
Xử lý nước thải thường không phải là vấn đề ưu tiên của các cơ sở công nghiệp thực phẩm cho đến khi nó trở thành vấn đề lớn đối với môi trường. Tiếp theo, những tác động đến lợi nhuận thông qua việc làm gián đoạn sản xuất, tiền phạt vì xả thải ô nhiễm đã khiến nhiều cơ sở bị gián đoạn, phải thường xuyên bảo trì tốn kém hơn.
Việc thiết kế hệ thống XLNT thường tiến hành dựa vào tính chất nguồn thải để lựa chọn giải pháp xử lý mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường, tuân thủ quy định cũng như đảm bảo cân bằng chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì thích hợp. Để biết thêm chi tiết dịch vụ, hãy liên hệ ngay với moitruonghopnhat.com qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn một cách chi tiết, đầy đủ nhất.