Xử lý nhiễm độc dioxin tại các sân bay
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong thời gian vừa qua, việc triển khai xử lý chất độc dioxin tại nhiều sân bay nhận được sự quan tâm của dư luận. Vì những di chứng do chiến tranh để lại, việc loại bỏ dioxin là nhiệm vụ cấp thiết để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường hệ sinh thái.
Khởi công dự án xử lý khí độc dioxide tại sân bay A So
Tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng quyết định phê duyệt thực hiện dự án “Xử lý chất độc dioxin tại sân bay A So”. Trung tâm hành động quốc gia xử lý chất độc hóa học và môi trường chịu trách nhiệm thiết kế công nghệ cho dự án lần này.
Trước đây, A So vốn dĩ là thung lũng được Mỹ sử dụng làm sân bay dã chiến, làm kho chứa chất độc hóa học và là trạm trung chuyển để không quân Mỹ rải độc ở miền Trung. Tại khu vực này cũng là nơi hứng chịu nhiều tác động và hậu quả nặng nề từ thuốc diệt cỏ, chứa hơn 11kg chất độc dioxin. Chỉ riêng khu vực này đã có hơn 16.000 người nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Và từ thời điểm kết thúc chiến tranh đến nay, tình trạng nhiễm độc trên địa bàn diễn biến bức tạp hơn. Ở sân bay A So, người ta đặt mục tiêu xử lý 40 ppt loại bỏ 5 ha diện tích ô nhiễm ở đây. Được biết, tổng diện tích đất ô nhiễm phải xử lý là 35.000 m3 trong đó có khoảng 6.600 m3 đất ô nhiễm có nồng độ dioxin hơn 200 ppt.
Theo đó, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng Công ty BJC Hàn Quốc cùng UBND huyện A Lưới nghiên cứu thử nghiệm phương pháp vi sinh tẩy độc đất nhiễm dioxin. Kỹ thuật xử lý khí thải này đòi hỏi phải đáp ứng quy trình xử lý vi sinh học hiện hành phù hợp với tiêu chuẩn và điều kiện khả thi ở từng địa phương.
Công nghệ vi sinh được các chuyên gia tin dùng vì tính đơn giản, chi phí đầu tư thấp, khả thu và hiệu quả khử dioxin. Đây cũng là cách xử lý được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia và cho kết quả chính xác như mong đợi.
Qua quá trình phân tích và đánh giá, họ sẽ kết hợp cùng công nghệ chôn lấp, cô lập để xử lý triệt để khối lượng đất ô nhiễm chất độc da cam phù hợp với điều kiện kinh tế. Và công nghệ chôn lấp, cô lập đã được áp dụng khá thành công và mang lại kết quả tốt trong việc xử lý chất độc tại sân bay Phù Cát mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Dự án loại bỏ dioxin tại sân bay Biên Hòa
Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa dự kiến triển khai với nguồn vốn 65 triệu USD do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam, Bộ Quốc Phòng và Trung tâm hành động quốc gia tổ chức thực hiện. Có khoảng 37 ha đất khu vực phía tây sân bay bắt đầu thực nghiệm hoạt động khí độc.
Mặc dù chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm qua nhưng hậu quả mà nó để lại rất nặng nề. Chỉ riêng khu vực sân bay Biên Hòa đã có hơn 3,6 triệu ha rừng bị hủy diệt, 4,8 triệu người phơi nhiễm, hơn 3 triệu người nhiễm chất độc da cam/dioxin. Chưa kể thế hệ thứ 2,3 là con cháu người bị phơi nhiễm phải gánh chịu nhiều di chứng nghiêm trọng.
Dự án lần này cũng hướng đến mục tiêu là đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. Các bên liên quan phải đảm bảo an toàn, phòng tránh phơi nhiễm dioxin cho các công nhân thi công, người dân địa phương trong quá trình thực hiện. Việc triển khai dự án phải đảm bảo xử lý môi trường đạt các quy chuẩn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe và môi trường.
Dự án phải ngăn chặn nguy cơ rò rỉ chất độc dioxin ra bên ngoài, làm sạch các khu vực bị ô nhiễm, xử lý và cô lập khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, các đơn vị liên quan cần tiến hành các hoạt động giải phóng mặt bằng và quan trắc triển khai cùng lúc.
Sau thành công khử độc ở sân bay Phù Cát hoặc tẩy độc hơn 150.000 m3 đất và trầm tích bị ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa cần xử lý 500 ngàm m3 đất và trầm tích bị ô nhiễm để trả lại hiện trạng môi trường an toàn.
Ở giai đoạn 1 của dự án, dự kiến sẽ tiến hành xử lý 300 ngàn m3 đất và trầm tích ô nhiễm dioxin. Trong đó phải xử lý 150 ngàn m3 đất bằng phương pháp giải hấp nhiệt và chôn lấp. Kinh phí trong giai đoạn 1 sẽ tốn khoản 183 triệu USD.