Xử lý nito, hạt vi nhựa và độ mặn trong nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải đối với các vấn đề về nito, hạt vi nhựa và độ mặn trong nước thải khá quan trọng. Do đó mỗi hệ thống xử lý sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ đáng kể các thành phần ô nhiễm trong nước thải như bể phản ứng sinh học, bể xử lý hóa lý.
Loại bỏ hạt vi nhựa
Chất dẻo, nhựa đã tạo ra những lo ngại đối với môi trường và sức khỏe con người vì quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ bừa bãi, không xử lý đúng cách. Chất vi nhựa phát sinh từ các nguồn như từ các HTXLNT xả vào nguồn tiếp nhận, qua bùn thải và sự ăn mòn của thiết bị nhựa.
Việc thiết kế hệ thống XLNT trong giai đoạn loại bỏ dầu mỡ được đề xuất để cải thiện loại bỏ hạt vi nhựa trong giai đoạn lọc sơ cấp để tăng độ lắng. Hoặc người ta còn dùng chất keo tụ (sunfat sắt, sunfat nhôm) được đề xuất để tạo ra các bông cặn lớn hấp phụ và tích tụ hạt vi nhựa trong bể lắng sơ cấp.
Hiện nay có rất ít công nghệ có khả năng khử hạt vi nhựa đáp ứng về mặt kỹ thuật, môi trường và kinh tế trong các hệ thống. Dưới đây là một số công nghệ xử lý tối ưu như:
- Bể phản ứng sinh học màng (MBR) với tỷ lệ loại bỏ đến 99,9%, tạo ra ô nhiễm thứ cấp nhỏ.
- Bộ lọc cát nhanh với hiệu quả xử lý đến 97% nhưng không thích hợp với các hạt < 20 – 100 micromet và sợi.
- Tuyển nổi không khí hòa tan với tỷ lệ loại bỏ đến 95%, nhưng nó không thích hợp với HTXLNT quy mô lớn.
- Quá trình quang xúc tác: sử dụng nhiều bộ lọc với khả năng phân hủy các polyme.
- Bộ lọc sinh học: hiệu quả về chi phí, đòi hỏi năng lượng thấp với chi phí vận hành nhỏ.
Loại bỏ nito trong nước thải
Xử lý và tái sử dụng nước thải là những tiềm năng giảm mức độ ô nhiễm nước thải. Các thông số hóa học và vi sinh vật được giám sát chặt chẽ như nhu cầu oxy sinh học (BOD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS) độ đục, tổng coliform. Vì lý do này mà bắt buộc phải loại bỏ mầm bệnh, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ vi lượng, kim loại, tổng chất rắn hòa tan.
Nhiều HTXLNT không có khả năng loại bỏ nito. Để tránh những ảnh hưởng của nito đối với môi trường, những phương pháp xử lý bậc ba có khả năng khử nito. Trong đó, xử lý nito sinh học thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí hơn. Chẳng hạn, các bể phản ứng nitrat hóa – khử nito, vi khuẩn oxy hóa amoniac và nitrit chuyển hóa amoniac thành nitrat. Những hệ thống loại bỏ nito khác, tận dụng lợi thế của vi khuẩn anammox chuyển amoniac thành khí nito bằng cách sử dụng NO làm chất oxy hóa.
Xử lý nước thải truyền thống dựa vào hai quy trình thiết yếu để khử nito. Thứ nhất dựa vào quá trinh nitrat hóa tự dưỡng (oxy hóa amoni thành nitrat bởi vi khuẩn nitrat hóa trong điều kiện hiếu khí). Thứ hai, khử nito thiếu khí (chuyển nitrat và nitrit thành khí N2 bằng cách khử nito vi khuẩn trong điều kiện kỵ khí).
Loại bỏ muối trong hệ thống XLNT
Đối với nước thải sau xử lý bị nhiễm mặn, việc xả thải không thích hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và chất lượng nước ngầm/nước mặt. Để xử lý nước thải nhiễm mặn, người ta thường dùng các phương pháp phổ biến hóa lý, trong khi đó xử lý sinh học vẫn chưa thích hợp với nguồn thải có nồng độ mặn cao.
Việc xử lý hóa lý đối với nước thải nhiễm mặn được xử lý bằng keo tụ - đông tụ, trao đổi ion, làm mềm nước, siêu lọc (UF), thẩm thấu ngược (RO), thẩm phân điện (ED). Một số phương pháp lại bị hạn chế vì chi phí đầu tư quá lớn.
Vì những trở ngại trên mà gần đây xử lý sinh học được cải tiến hơn, chi phí rẻ và thân thiện với môi trường, hệ thống dễ bảo trì và chi phí vận hành tương đối thấp. Hiệu quả trong các hệ thống sinh học không chỉ loại bỏ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ mà còn dựa vào khả năng thích ứng của VSV hoạt động trong môi trường có độ mặn, tính bền vững hơn. Vì thế mà một số VSV tự điều chỉnh tế bào cũng như tốc độ phân hủy độ mặn đối với những thách thức môi trường xảy ra.
Xuất phát từ sự khác biệt giữa môi trường đối với nước thải nhiễm mặn khiến quá trình lắng đọng của vi khuẩn diễn ra chậm hơn. Vì thế, công nghệ quy trình bùn hoạt tính kết hợp cùng bể phản ứng sinh học với mục đích cải thiện điều kiện phát triển của vi khuẩn để đồng bộ quá trình sinh trưởng lơ lửng, làm tăng khả năng thích ứng của VSV.
Liên hệ ngay công ty môi trường Hợp Nhất để có thêm những giải pháp khác!