Xử Lý Nước Cấp Cho Sinh Hoạt Và Công Nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước là thành phần tối quan trọng trong cuộc sống, giúp duy trì sự sống và những hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp, sản xuất dược phẩm, v.v… Trong bài viết dưới đây mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
1. Tầm quan trọng của việc xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
Bất kỳ ai cũng cần nước sạch để phục vụ cho hoạt động sống. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, chất lượng nước mặt và nước ngầm không được đảm bảo và tài nguyên nước sạch trên thế giới đang dần cạn kiệt thì việc lắp đặt các hệ thống xử lý nước cấp là rất quan trọng.
Trước khi tiến hành xử lý, các đơn vị xử lý cần phân tích các chỉ số chất lượng nước, đặc điểm, tính chất của từng nguồn nước. Hiện nay nước mặt và nước giếng là 2 nguồn cung cấp nước đầu vào chính.
Trong các khu công nghiệp, nước cấp càng đóng vai trò quan trọng, từ việc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt của công nhân đến việc dùng nước sản xuất. Đặc biệt là các ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm dạng dung dịch. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở cung cấp nước khi sử dụng phải đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn quy định. Đây cũng là lý do phải xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp.
2. Quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
Quy trình xử lý nước cấp dùng trong sinh hoạt và công nghiệp được thực hiện qua các bước sau đây:
- Bước 1: Bơm nước từ nguồn cấp vào bể chứa.
- Bước 2: Dùng song chắn rác để loại bỏ rác, chất rắn có kích thước lớn, các vật trôi, nổi theo dòng nước.
- Bước 3: Làm thoáng nước bằng cách sục khí vào bể chứa nhằm giảm mùi, khử kim loại, vi khuẩn và cân bằng độ pH trong nước. Lấy oxy từ không khí để oxy hóa sắt và mangan hóa trị II hòa tan tan trong nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong nước.
- Bước 4: Khuấy trộn hóa chất, sử dụng hóa chất phèn nhôm hoặc PAC để phân tán các hóa chất vào nước, tạo điều kiện để cho quá trình keo tụ, tạo thành bông cặn.
- Bước 5: Lắng trọng lực nhằm giảm bớt những hạt cặn lơ lửng trong nước và các hạt cặn, bông cặn.
- Bước 6: Lọc nước qua hệ thống lọc than hoạt tính nhằm khử mùi, khử màu của nước.
- Bước 7: Tiệt trùng nước sau bằng hóa chất Chlorine, ozone, tia UV để diệt vi khuẩn còn sót lại sau quá trình lọc nước.
- Bước 8: Làm mềm nước bằng cách khử các ion Ca2+ và Mg2+ đến nồng độ phù hợp.
- Bước 9: Nước được dẫn qua bể chứa nước sạch và phân phối đến các địa điểm sử dụng.
3. Tiêu chuẩn nước cấp dùng trong sinh hoạt và công nghiệp
Nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt phải không màu, không mùi vị, không chứa các chất độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh. Hàm lượng các chất hòa tan không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
3.1. Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01-2009/BYT
Được áp dụng đối với nước sử dụng để phục vụ mục đích ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng để chế biến thực phẩm. Đối tượng áp dụng là các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích ăn uống của người dân có công suất từ 1000m3 trở lên/ngày.
3.2. Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 02-2009/BYT
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000m3/ngày. đêm.
- Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
3.3. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 6-1-2010/BYT
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát. (Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng).
Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, tùy vào từng mục đích sử dụng cụ thể mà chúng ta có thể sử dụng nước cấp với tiêu chuẩn khác nhau. Chẳng hạn như cấp cho mục đích uống trực tiếp thì phải đáp ứng tiêu chuẩn 6-1-2010/BYT, còn nếu dùng cấp nước để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt thông thường, không ăn uống trực tiếp thì đáp ứng theo tiêu chuẩn QCVN 02-2009/BYT.
Nếu là nguồn nước dùng trực tiếp để sản xuất thực phẩm thì sẽ đáp ứng tiêu chuẩn
Khi xử lý nước cấp, chúng ta cần lưu ý những yếu tố như chất lượng nguồn nước thô cấp vào, thành phần, tạp chất, chất hòa tan, tiêu chuẩn nước cấp sau khi xử lý. Căn cứ vào các yếu tố đó rồi lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
4. Công ty chuyên xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
Công ty môi trường Hợp Nhất là công ty chuyên xử lý nước cấp cho các ngành sản xuất và công nghiệp. Hợp Nhất tiếp nhận thực hiện hệ thống đa dạng công suất phù hợp với tất cả doanh nghiệp.
Nếu cần xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, doanh nghiệp hãy liên hệ hotline 0938.857.768 để được chuyên viên tư vấn giải pháp, đến tận nơi khảo sát và báo giá.
Khi sử dụng sản phẩm - dịch vụ của Hợp Nhất, Quý khách hàng sẽ nhận được:
- Các gói sản phẩm và dịch vụ linh hoạt.
- Thông tin phong phú và chính xác.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo 24/7.
- Sẵn sàng đến tận nơi để khảo sát và tư vấn miễn phí.
- Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm thực tế.
- Đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
- Cung cấp các sản phẩm chính hãng.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp