Xử lý nước cấp từ nước nhiễm mặn
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước nhiễm mặn không còn quá xa lạ đối với khu vực sinh sống ven biển hoặc bị xâm nhập mặn. Tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm mất nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người trong sinh hoạt, sản xuất hằng ngày. Các giải pháp xử lý nước cấp ngày càng quan trọng vì vậy nhiều giải pháp xử lý mới mang lại hiệu quả đáng tin cậy hơn.
Các nguồn nước nhiễm mặn
- Nước nhiễm mặn thường bắt nguồn từ nước biển, nước lợ, nước xâm nhập mặn,… có nồng độ muối hòa tan lớn. Trường hợp nhiễm mặn đa phần xảy ra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ở quy mô rộng lớn.
- Nguyên nhân nhiễm mặn do hiện tượng tự nhiên, biến đổi khí hậu, xây dựng nhà máy thủy điện, khai thác tài nguyên đầu nguồn, bão, lũ lụt,… diễn biến phức tạp.
- Tác hại: gây ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm cho con người, làm đất trở nên cằn cõi, mất phù sa, chất dinh dưỡng, làm lò hơi công nghiệp đóng cặn, rỉ sét thiết bị nghiêm trọng,…
Giai đoạn tiền xử lý cho hệ thống lọc màng
Để duy trì độ bền cũng như chất lượng hệ thống màng thì cần xử lý sơ bộ nước cấp đầu vào bằng phương pháp có khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu việc tạo cặn sinh học, đóng cặn và tắc nghẽn màng. Việc áp dụng giải pháp không phù hợp gây ra tình trạng quá tải cho hệ thống vì vậy thiết bị phải được làm sạch thường xuyên hơn để tăng hiệu quả khử muối. Quy trình tiền xử lý sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng, thành phần nguồn nước đầu vào.
Các muối không hòa tan gây ra các vấn đề trong hệ thống thẩm thấu ngược như CaCO3, CaSO4, CaF2, BaSO4,… Canxi cacbonat đóng cặn có thể được xử lý khi bổ sung thêm axit, chất chống cặn nhằm đảm bảo lớp màng sinh học có vi khuẩn bám bẩn không bị tác động. Đối với nước bề mặt chứa nhiều VSV, tảo, nấm, vi rút, hạt keo nên chúng sẽ bị loại bỏ bằng các kỹ thuật đặc biệt.
Các quy trình tiền xử lý
- Lọc cát
- Siêu lọc
- Đông tụ - tạo bông
- Ngăn ngừa tạo bông sinh học
Hệ thống khử mặn nước
Có hai quy trình khử muối trong nước như nhiệt và màng tạo ra dòng nước có nồng độ muối thấp. Phần nước muối thường được xử lý phải đáp ứng các tiêu chí quan trọng bằng ứng dụng các quy trình như thẩm thấu ngược, vi lọc, siêu lọc, lọc nano.
Công nghệ nhiệt
- Chưng cất nhiều giai đoạn: thiết bị bao gồm nhiều khoang được làm nóng đạt đến nhiệt độ, áp suất cao. Hơi cùng nước ngọt hình thành trong từng khoan thông qua việc đun sôi sau đó được ngưng tụ và thu gom.
- Chưng cất đa hiệu ứng: nguyên tắc xử lý giống như xử lý qua nhiều giai đoạn nhưng dùng nhiều ngăn của một bình.
- Chưng cất nén hơi: sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng nhiều quy trình khác dùng để sản xuất nước ngọt đối với nguồn nước quy mô vừa và nhỏ.
- Chưng cất bằng năng lượng mặt trời: chủ yếu áp dụng cho quy mô nhỏ, mặt trời làm bay hơi nước mặn, chúng ngưng tụ trên lớp thủy tinh trong suốt và thu tại máng ngưng tụ dưới dạng nước ngọt. Đối với phần muối và nước chưa bay hơi thành dung dịch muối phải được loại bỏ.
Công nghệ màng
- Thẩm phân điện và đảo ngược thẩm phân điện:
+ Màng được tạo ra bằng ion tích điện dương/âm (natri, clorua, canxi, cacbonat).
+ Nguyên tắc hoạt động dựa trên động lực của thế điện hút và di chuyển cation (ion tích điện dương) hoặc anion (tích điện âm) đi qua màng thấm và tạo ra nước ngọt.
+ Quá trình đảo ngược thẩm tách điện như quá trình tách điện nhưng điểm khác biệt về điện cực hoặc điện tích các điện cực được chuyển đổi định kỳ.
+ Sự đảo ngược giúp loại bỏ tốt ion, mảnh vụn ra khỏi màng và kéo dài tuổi thọ của hệ thống.
- Thẩm thấu ngược:
+ Lọc màng trong thời gian dài khá tốn kém và phức tạp nhưng với những cải tiến mới trở thành giải pháp kỹ thuật đáng tin cậy, hữu ích hơn trong việc lọc nước uống.
+ Sử dụng áp suất để đẩy nước mặn qua màng nên ion muối được giữ lại.
+ Với lợi thế kích thước lỗ màng nhỏ nên nước phải được xử lý sơ bộ trước khi đi qua màng. Nước thường xử lý qua thiết bị tiền xử lý bằng phản ứng hóa học đảm bảo loại bỏ hóa chất độc hại, cặn bẩn.
+ Cấu tạo màng RO xoắn ốc cho phép việc loại bỏ muối qua màng tốt hơn, tăng khả năng thu thập nước ngọt lớn.
- Hệ thống làm mềm nước:
+ Nhựa trao đổi được bổ sung bên trong hệ thống với natri mang điện tích dương tách khỏi clorua và gắn vào nhựa mang điện tích âm.
+ Phân tử canxi và magie bị loại bỏ khỏi thiết bị, natri được giải phóng khỏi môi trường.
+ Lượng natri sử dụng sẽ phụ thuộc vào độ cứng của nước, nước càng cứng thì cần nhiều nhựa trao đổi để loại bỏ Ca2+, Mg2+.
+ Thiết bị trao đổi ion cho phép kéo dài tuổi thọ của thiết bị, đường ống dẫn nước.
Hiện tại Công ty môi trường Hợp Nhất cung cấp nhiều giải pháp xử lý nước cấp đa dạng về phương pháp và cam kết về chất lượng, chi phí xử lý tối ưu nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị xử lý nước nhiễm mặn thì hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline 0938.857.768 chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết từng công nghệ xử lý.