Xử lý nước sinh hoạt sau lũ bằng cách nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngoài gây ra các thiệt hại nghiêm trọng, mưa lũ tại các vùng, khu vực thiên tai thường khiến môi trường bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật,… từ nước sông, suối trộn lẫn vào giếng khoan, nước sinh hoạt của người dân. Các khu vực ngập nước, công trình cấp thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Trong trận lũ lụt vừa qua, đa phần gây ngập ún trên diện rộng tại các vùng nông thôn. Do đó, nước dễ bị nhiễm chất gây hại như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và trồng trọt. Chất thải lâu ngày phân hủy mang theo nhiều vi khuẩn, VSV gây hại phát triển mạnh mẽ. Xác chết động vật chứa nhiều ký sinh trùng, tạo điều kiện để chúng phát triển làm lan truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Tác hại của việc nước sinh hoạt bị ô nhiễm
- Nước sinh hoạt bị nhiễm nhiều hóa chất, chất hữu cơ nghiêm trọng như hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, cacbamat,..
- Người dân dễ mắc phải các bệnh như nhiễm độc cấp tính, mãn tính, bệnh về da (ghẻ lở, viêm da, nước ăn chân,..), bệnh về đường ruột và tiêu hóa, bệnh về mắt, bênh phụ khoa,…
- Nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải, công trình thoát nước chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, đồng, asen,… có tính độc rất cao. Người tiếp xúc với hàm lượng lớn dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm như suy gan, suy thận, ung thư,…
- Xác động động, chất thải phân hủy mang theo chỉ số Coliform, vi trùng,… cao thường gây hại đến sức khỏe con người khiến nguồn nước bị ô nhiễm sinh học nghiêm trọng.
Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt tại nhà
Làm sạch nước bằng hóa chất
- Làm trong nước: đây là cách đơn giản nhất bằng cách sử dụng phèn chua hoặc lọc qua túi vải. Phèn chua có tác dụng lắng các chất rắn lơ lửng trong nước. Còn lọc túi vải giúp giữ lại cặn bẩn, lọc nước và đòi hỏi phải thay vải lọc nhiều lần.
- Khử trùng nước: thường dùng Cloramin B để khử nhiều VSV gây hại.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh lõi lọc!
Cách xử lý bằng các kỹ thuật đơn giản tại nhà
- Đối với nước giếng đào: cần thau rửa nước giếng, làm vệ sinh nền giếng, khơi thông nước ngập lụt và lấy hết bùn đất. Sau đó cho một lượng phèn vừa đủ, hòa tan trong chậu nước và thả xuống giếng. Sau 30 phút để nước lắng, bạn có thể thay phèn chua bằng phèn nhôm.
- Đối với nước giếng khoan có bơm: tháo dây cao su và nilon bịt miệng giếng khoan để khơi thông cống quanh rãnh giếng. Dùng bơm để hút hết nước đục liên tục trong khoảng thời gian 15 phút. Tiến hành lắp các bồn lọc chứa vật liệu như cát thạch anh, sỏi đệm hoặc than hoạt tính. Bơm nước giếng qua bồn để lọc hết cặn bẩn, tạp chất, chất hòa tan, hạt lơ lửng, khử mùi, vi khuẩn và nhiều chất gây hại. Sau quá trình lọc này, bạn có thể dùng nguồn nước này để sử dụng và các hoạt động sinh hoạt khác.
Giải pháp sử dụng phương pháp lọc nước hiện đại
Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể xem xét đến các thiết bị lọc nước hiện đại như lọc RO, Nano, than hoạt tính vì những tính năng ưu việt. Mỗi thiết bị lọc nước yêu cầu chất lượng nguồn nước đầu vào, công nghệ, chất lượng và thời gian sử dụng của thiết bị lọc nước.
Đối với nước sau lũ, nó khá phức tạp nên đòi hỏi cần thiết bị hiện đại, ưu việt với khả năng loại bỏ nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Trên thị trường xuất hiện khá nhiều thiết bị lọc nước, bạn cần ưu tiên lựa chọn thiết bị được các cơ quan cấp phép, tuân thủ hướng dẫn nhà sản xuất để mang lại hiệu quả lọc tối ưu.
Yêu cầu cơ bản đối với thiết bị lọc nước, bạn cần xử lý sơ bộ nguồn nước như làm sạch, làm trong nước trước khi đưa vào thiết bị lọc chính để tránh làm tắc nghẽn màng lọc.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!