Phương pháp xử lý nước thải ao tôm hiệu quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Nằm tiếp giáp với biển Đông, nước ta phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với nhiều điều kiện thuận lợi. Có rất nhiều mô hình nuôi trồng được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó có thể kể đến mô hình nuôi trồng thủy sản ao nuôi tôm. Tuy nhiên hoạt động nuôi tôm có phát sinh nước thải, vấn đề xử lý nước thải ao nuôi tôm cũng là băn khoăn của nhiều người. Cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Nước thải từ các hoạt động của quá trình nuôi tôm siêu thâm canh hay thâm canh đều có bản chất là chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Chúng tồn tại ở một số dạng sau:
- Dạng hòa tan (thành phần chính chủ yếu là photpho và nitơ);
- Hợp chất hữu cơ lơ lửng hoặc dạng dư kháng sinh;
- Vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường - ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chính vì thế để xây dựng hệ thống chúng ta phải loại bỏ hết các chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và khử trùng định kỳ để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm đến môi trường này.
1. Các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm
Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm thường được áp dụng, mời bạn cùng tìm hiểu:
1.1. Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng bể xử lý sinh học
Thuyết minh công nghệ: Nước xi phông và nước thay khi đi vào thiết bị lọc trống sẽ được tách khỏi các chất rắn lơ lửng. Nguồn nước thải tiếp tục được đưa vào bể sinh học qua hệ thống máy bơm – hút. Tại bể sinh học diễn ra quá trình sục khí liên tục và tích cực đễ hỗ trợ các giá thể sinh học lơ lửng sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô cơ dựa vào các vi sinh vật sẵn có trong bùn hoạt tính. Các chất vô cơ này không độc hại hoặc tồn tại ở dạng sinh khối vi khuẩn.
Quá trình xử lý nước thải ao nuôi tôm được tiếp tục chuyển qua bể lắng để phân tách bùn rồi qua bể khử trùng để diệt khuẩn, sau đó sẽ được xả thải ra môi trường để tái sử dụng.
Lưu ý: Bể lắng cần được vệ sinh định kì và các phân tử bùn tại bể lắng sẽ được thu gom lại, chúng có thể được ứng dụng lại để trồng cây.
- Ưu điểm:
- Tốc độ xử lý nhanh;
- Mang lại hiệu suất xử lý cao;
- Nhược điểm:
- Cần người có chuyên môn cao để vận hành;
- Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm khá cao;
- Khó có thể áp dụng đại trà mà chúng thưởng được áp dụng cho các công ty lớn.
1.2. Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học
Đây là phương pháp xử lý dựa vào các quá trình phân hủy sinh học của một số vi sinh vật hữu ích với hợp chất hữu cơ. Có thể kể đến một số loài động vật thủy sản hỗ trợ, ăn các chất cặn lắng hữu cơ: sò nghê, cá rô phi,…
Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm, trên thực tế được thiết kế theo mô hình các ao nuôi gần kề nhau nhằm mục đích khác nhau.
+ Ao lắng: Giữ lại các chất lơ lửng trước khi nước thải được chuyển sang ao sinh học.
+ Ao sinh học: Phân hủy các chất hữu cơ qua phản ứng của các vi sinh vật có sẵn để tận dụng nguồn nước nuôi các loài thủy sản khác; sò nghêu hay cá rô phi,…
- Ưu điểm:
- Chi phí xây dựng hệ thống tương đối thấp.
- Có thể áp dụng đại trà và dễ thực hiện.
- Nhược điểm:
- Chiếm nhiều diện tích không gian để bố trí ao sinh học;
- Hiệu suất xử lý không cao;
- Tốc độ xử lý khá chậm.
Ngoài 2 công nghệ trên, chúng ta cũng còn có thể xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc. Tuy nhiên để có thể áp dụng được công nghệ này, yêu câu về nguồn điện cao, cách vận hành phức tạp – yêu cầu phải hiểu sâu về công nghệ,…khá khó và không phù hợp với tình hình chung ở nước ta nên chúng tôi xin phép không đề cập sâu về công nghệ này.
2. Quy trình xử lý nước thải ao tôm
Như đã đề cập ở trên, để xử lý nước thải ao nuôi tôm đem lại hiệu suất cao nhất, đáp ứng đúng tiêu chuẩn xả thải. Chúng ta cần áp dụng đúng phương pháp - công nghệ theo đúng quy trình sau:
Để biết thêm thông tin chi tiết về công nghệ xử lý, các gói dịch về xử lý nước thải ao nuôi tôm. Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp công ty xử lý nước thải qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất!