Xử lý nước thải bậc ba có đặc trưng gì?
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, các hệ thống thường tập trung vào các giai đoạn sơ cấp và thứ cấp trước khi thải ra ngoài môi trường. Và điều trị cấp 3 cũng quan trọng trong nhiều tình huống. Điều này giúp nước thải sau xử lý sạch, tuân thủ các quy định xả thải. Bài viết dưới đây sẽ nói về cách thức, quy trình xử lý cấp 3 về một số hệ thống lọc và khử trùng khác nhau.
Vậy xử lý nước thải cấp 3 khác biệt như thế nào?
Các HTXLNT đều có ít nhất 2 quy trình xử lý chính gồm sơ cấp và thứ cấp, hoặc bổ sung thêm phương pháp xử lý sơ bộ. Nếu xử lý sơ cấp loại bỏ từ 50 – 70% chất rắn lơ lửng và dùng quá trình vật lý như lọc, lắng để loại bỏ hạt chất rắn, mảnh vụn, dầu mỡ, nito, photpho, kim loại và mầm bệnh. Còn xử lý thứ cấp áp dụng quá trình sinh học chất hữu cơ hòa tan và lơ lửng bằng cách sử dụng VSV có lợi.
Trong khi đó, xử lý cấp 3 bổ sung thêm cách xử lý đầy đủ hơn. Xử lý sơ cấp và thứ cấp chỉ thu được nước thải đủ sạch để thải ra ngoài môi trường. Nhưng xử lý bậc 3 đạt được mức độ lọc nước an toàn để tái sử dụng cho nhiều mục đích.
Xử lý bậc ba có lợi khi cơ sở xả thải vào hệ sinh thái thủy sinh nhạy cảm như sông, ngòi, kênh, rạch. Nó hiệu quả hơn sơ cấp, thứ cấp trong việc loại bỏ màu vì thế thích hợp trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, giấy và bột giấy.
Cách thức hoạt động của xử lý nước thải bậc 3
Xử lý bậc 3 thường kết hợp các quá trình vật lý và hóa học để loại bỏ chất ô nhiễm vi sinh có hại. Nó bao gồm việc lọc sạch sau đó khử trùng. Trong một số trường hợp, nó cũng tham gia xử lý chất dinh dưỡng sinh học hoặc loại bỏ nito, photpho. Các hệ thống lọc bậc 3 chứa nhiều vật liệu khác như như cát, than hoạt tính.
Phương pháp này là giai đoạn cuối của kỹ thuật xử lý thông thường, sử dụng các lựa chọn xử lý tiên tiến và tập trung vào việc loại bỏ chất ô nhiễm. Một số kỹ thuật tiên tiến, hoặc oxy hóa sử dụng ozone, bức xạ UV, clo hóa. Thẩm thấu ngược RO cũng là giải pháp xử lý bậc 3 để loại bỏ chất ô nhiễm.
Những hạn chế của trong xử lý bậc 3
- Hấp phụ than hoạt tính mặc dù khả năng loại bỏ chất ô nhiễm lớn nhưng vấn đề cần giải quyết tắc nghẽn, tái sử dụng, tái tạo cacbon.
- Kỹ thuật UF, MF, RO ưu thế hơn so với các kỹ thuật khác nhưng tạo ra nhiều thách thức về chi phí, tắc nghẽn màng.
- Quá trình oxy hóa có tốc độ phân hủy nhanh chất hữu cơ nhưng đòi hỏi thời gian, chi phí xử lý cao
Các hình thức lọc cấp 3
- Lọc cát: thích hợp hệ thống XLNT giảm chất gây ô nhiễm, chất rắn sẽ tích tụ và bị giữ lại. Để tránh việc tắc nghẽn cần rửa ngược, tức là đảo ngược dòng chảy thông qua quá trình sục khí.
- Lọc tầng chuyển động: chủ yếu dòng di chuyển ngược vào nước, khi bề mặt bị tắc nghẽn thì bộ lọc sẽ di chuyển về phía trước đảm bảo không bị tắc nghẽn chất ô nhiễm.
- Siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược: lợi dụng áp suất để đẩy chất lỏng đi qua màng để khử hạt mịn, vi rút, vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh, muối khoáng.
Hình thức khử trùng cấp 3
- Xử lý bằng clo: dễ sử dụng và thân thiện, nó tiêu diệt các VSV có hại. Tuy nhiên, clo cũng gây hại cho hệ sinh thái dưới nước, vì thế cần khử clo trong nước trước khi xả thải. Khi hình thành phản ứng clo với chất hữu cơ, đôi khi hình thành chất gây ung thư như trihalomethanes.
- Xử lý bằng tia cực tím: dưới tác dụng ánh sáng tia UV, vi sinh vật bị loại bỏ như vi rút, vi khuẩn.
- Xử lý bằng ozone: O3 với khả năng phản ứng cao, có thể tiêu diệt hầu hết VSV khi tiếp xúc
Nhiều hệ thống sử dụng xử lý bậc 3 để làm sạch nước thích hợp cho nhiều hoạt động đòi hỏi nguồn nước chất lượng như quy trình công nghiệp, sản xuất, khai thác và lọc dầu khí, làm mát cùng tưới tiêu nông nghiệp.
Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho nhiều nguồn thải khác nhau thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn nhiều thông tin chi tiết.