Xử lý nước thải bằng mô hình đất ngập
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải công nghiệp nói riêng ngày càng được yêu cầu khắt khe với cách lựa chọn công nghệ cũng như hiệu quả xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Trong đó, mô hình đất ngập nước là khái niệm khá mới mẻ nhưng được tận dụng tối đa phù hợp với các nhu cầu phát triển ngành công nghiệp dựa trên quy mô và tính chất hoạt động khác nhau.
Khá nhiều ý kiến cũng như những thí nghiệm điển hình chứng tỏ lợi ích to lớn mang đến thuận lợi và tạo được đà phát triển nền kinh tế song hành với mục tiêu làm sạch nguồn thải bằng các phản ứng lý – hóa – sinh. Vậy như thế nào là xử lý nước thải bằng mô hình đất ngập nước, cùng Hợp Nhất tìm hiểu một số thông tin điển hình trong mô hình này nhé!
Hệ thống xử lý nước thải bằng mô hình đất ngập nước
Khái niệm đất ngập nước chắc đã không còn quá xa lạ đối với con người, đó được xem là vùng đất được bao phủ bởi nước ngọt, nước mặn hoặc nước lợ. Trong đó, bao gồm đầm lầy, hồ nước, đại dương, cửa sông, vùng thấp trũng thường xuyên ngập nước. Trong đó, các vùng đất ngập nước có sự tồn tại và sinh sống của nhiều thảm thực vật ngập nước hoặc sống chìm một phần.
Nhắc đến hệ thống xử lý nước thải hẳn nhiên mọi người sẽ liên tưởng đến hệ thống to lớn, kiên cố nhưng thực chất hệ thống này rất đơn giản và dễ thực hiện. Mô hình này tồn tại nhờ sự phát triển của các loại thực vật sống thủy sinh có công dụng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, vật lý hoặc hóa học.
Nước thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như sinh hoạt, sản xuất, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ hoặc giải trí. Vì thế nhờ vậy nước thải được xử lý một cách triệt để đảm bảo an toàn trước khi đi ra nguồn tiếp nhận.
Loại bỏ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học
Chất hữu cơ dạng hòa tan hoặc dạng keo thường rất khó xử lý vì thế xử lý nước thải nhờ mô hình đất ngập nước khá quan trọng. VSV sinh trưởng và phát triển dạng dính bám lơ lửng với cơ chế loại bỏ BOD bằng màng VSV bao quanh lớp vật liệu lọc nhằm phân hủy sinh học chất hữu cơ hòa tan. VSV sinh trưởng chủ yếu ở rễ và thân của thực vật cùng các lớp vật liệu xung quanh thông qua quá trình khuếch tán.
Thực vật đóng vai trò chính với:
- Kiến tạo môi trường cho VSV
- Vận chuyển oxy vào rễ cung cấp cho quá trình phân hủy sinh học hiếu khí
Loại bỏ chất rắn
Nhờ tác dụng của trọng lực mà chất rắn được loại bỏ nhờ cơ chế lọc, lắng và phân hủy sinh học, hút bám dựa trên cơ chế của lực hấp dẫn và chuyển động Brown. Quá trình này diễn ra trong từng hệ thống xử lý chủ yếu phụ thuộc vào kích thước và tính chất của các loại chất rắn khác nhau.
Loại bỏ nito
Nito là thành phần không thiếu trong nước thải và chúng được chuyển hóa nhờ quá trình oxy hóa khử phần ngập nước giữa rễ và đất. Nito bị oxy hóa thành NH4+. Theo đó quá trình nitrat hóa diễn ra đồng thời biến NH4+ thành NO2- (nhờ vi khuẩn nitrosomonat) và NO2- thành NO3- (nhờ vi khuẩn nitrobacter). Dựa đó, nito được loại bỏ nhờ các cơ chế sau:
- Nitrat hóa/khử nito
- Giai đoạn bay hơi của ammoniac
- Quá trình hấp thụ của thực vật
Loại bỏ photpho
Để loại bỏ photpho ra khỏi nước hoàn toàn chủ yếu dựa vào sự hấp thụ của thực vật, quá trình đồng hóa của vi khuẩn, quá trình hấp thụ ở đất, vật liệu lọc, chất hữu cơ và gia đoạn kết tủa và lắng của các ion Ca2+, mg2+, Fe3+ và Mn2+
Loại bỏ kim loại nặng
Cũng giống như việc khử photpho, xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng xảy ra tại mô hình đất ngập nước nước xảy ra nhờ vào:
- Kết tủa và lắng các hydroxit dạng không tan, sunfit kim loại
- Hấp thụ các kết tủa
- Hấp thụ kim loại vào rễ, thân và lá của thực vật
Xử lý nước thải bằng mô hình đất ngập nước được nhận định là giải pháp khá mới nhưng lại mang đến hiệu quả xử lý cao, nhất là xử lý nước thải công nghiệp. Hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xử lý nước thải theo Hotline 0938.089.368!