Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý sinh
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải tại HCM đứng trước nhiều thách thức lớn đối với nhiều cơ quan ban ngành, đơn vị hoặc cá nhân trước thực trạng môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là về nước thải. Không khó để nhận thấy hầu như các kênh rạch, sông, hồ,… tồn tại trong tình trạng ô nhiễm cao, nước chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối. Nguyên nhân trực tiếp rất dễ nhận ra xuất phát từ nguồn nước sinh hoạt, rửa xe, sản xuất – tái chế phế liệu,… hàng ngày xả thải sang các mạch nước ngầm, nước sông, nước giếng.
Theo thống kê từ UBND thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có khoảng 3.300 nguồn thải cơ sở sản xuất, công nghiệp, thương mại,.. thế nhưng chỉ có 1.140 cơ sở đạt chuẩn xả thải đầu ra, hơn 2.000 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc chưa đạt chuẩn môi trường. Một hệ thống xử lý chất thải hiệu quả chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả kinh tế giúp doanh nghiệp/tổ chức yên tâm sản xuất và phát triển bền vững hơn.
Đặc trưng của nước thải ở các quận HCM
- Hàm lượng các chất như BOD,COD, N, P, dầu mỡ, cát, bùn,… cao hơn mức cho phép.
- Vi khuẩn, vi visus, nấm, các mầm bệnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
- Chất vô cơ không tan: rác thải, vỏ bao bì, lá cây, giấy ăn, tóc, giẻ rách,…
Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ hóa - lý - sinh đang phổ biến nhất hiện nay mà Công ty Môi Trường Hợp Nhất đã và đang triển khai:
Phương pháp xử lý lý học
Song chắn rác
Trang bị hệ thống song chắn rác nhằm xử lý hết các chất thải có kích thước lớn như giẻ rách, vỏ sản phẩm, bao bì, bịch nhựa, khăn giấy,… giúp bảo trì và hạn chế tình trạng tắc nghẽn và hư hỏng đường ống dẫn nước cho các giai đoạn phía sau. Kích thước giữa các thanh khác nhau tùy theo loại song chắn rác mà bạn sử dụng.
Lắng cát
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tách các hợp chất vô cơ không tan có kích thước vô cùng nhỏ từ 0,2 – 2 mm ra khỏi dòng nước tránh gây bào mòn hoặc ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước. Có 3 loại bể lắng cát được sử dụng rộng rãi: bể lắng đứng, bể lắng ngang và bể lắng thổi khí.
Bể lắng
Các hạt cát, chất rắn lơ lửng (bể lắng 1), quá trình xử lý sinh học (bể lắng 2) hoặc cặn được tạo trong quá trình tạo bông còn sót lại được tách khỏi nước thải.
Tuyển nổi
Để quá trình tuyển nỗi diễn ra đạt hiệu quả cần nhờ đến quá trình sục bọt khí, các bọt khí kéo theo các hạt cặn nổi trên bề mặt để loại bỏ hoàn toàn các chất rắn kích thước nhỏ, dầu mỡ trong nước thải đi ra ngoài.
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Trung hòa
Vì nước thải chứa hàm lượng axit và kiềm khá cao, cần điều chỉnh cũng như duy trì nồng độ pH vào khoảng 6.5 – 8,5. Một số cách trung hòa nước:
Bổ sung các tác nhân hóa học
Vận chuyển nước axit đi qua vật liệu có tác dụng trung hòa
Hòa trộn nước thải axit với nước thải kiềm với nhau
Tiến hành hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hay hấp thụ khí amoniac bằng nước axit
Keo tụ - tạo bông
Trong nước thải thường tồn tại các hạt keo mịn có kích thước vô cùng nhỏ từ 0,1 – 10 micromet trong trạng thái lơ lửng. Nhờ lực hút Vander Waals cùng chuyển động Brown mà các hạt này xáo trộn, va chạm dẫn đến sự kết dính với nhau. Các hạt keo này qua lực đẩy tĩnh điện nhờ sự ion hóa các chất cũng như dung dịch có trong nguồn nước thải. Quá trình trung hòa phá vỡ tính bền của các hạt keo được gọi là quá trình keo tụ. Từ đó, các hạt keo đã trung hòa điện tích có thể liên kết và gắn kết với nhau tạo ra các bông cặn lớn, có kích thước lớn hơn nước và lắng xuống đáy bể được gọi là quá trình tạo bông.
Phương pháp xử lý sinh học
Đây là phương pháp dựa vào hoạt động của vi sinh vật, chúng sử dụng các chất hữu cơ và chất khoáng để làm thức ăn. Phương pháp này được chia làm 2 loại chính:
- Phương pháp sử dụng VSV kỵ khí trong môi trường không có oxy
- Phương pháp sử dụng VSV hiếu khí trong điều kiện cung cấp oxy liên tục
Quá trình oxy hóa phân hủy các chất hữu cơ diễn ra trong 3 giai đoạn:
- Vận chuyển các chất hữu cơ đến bề mặt tế bào vi sinh vật
- Khuếch tán bề mặt tế bào sang màng bán thấm
- Chuyển hóa các chất trong tế bào để tổng hợp tế bào cũng như sản sinh nguồn năng lượng mới
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đự kiến đến năm 2020 có 7 hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các kênh rạch, sông, khu công nghiệp, khu dân cư,… nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay.
Xem thêm về công nghệ xử lý nước thải ngành du lịch.