Xử lý nước thải các khu công nghiệp tại Hà Nội
Đã kiểm duyệt nội dung
Tính đến tháng 8/2019, chỉ số sản xuất của một số ngành chủ lực trên địa bàn Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá cao. Hiện Hà Nội là địa phương duy nhất đặt ra chính sách phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai, Thủ đô dần có bước phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, chú trọng đến việc phát triển các cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
Không hề kém cạnh TP. HCM, Hà Nội cũng là một đô thị loại I có bước tăng trưởng vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, dịch vụ cho đến chính trị, sản xuất, y tế, sức khỏe,… Trong đó, Hà Nội cũng là khu vực tập trung khá nhiều cụm công nghiệp có quy mô khác nhau, là nơi mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển và xây dựng thương hiệu.
Hà Nội ngày nay đang dần vươn mình chạy đua cùng quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà các CCN mọc lên ngày càng nhiều. Sự xuất hiện của các cụm công nghiệp không chỉ hướng đến sự phát triển bền vững cũng như đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng GDP hằng năm của cả nước.
Thế nhưng, xử lý nước thải khu công nghiệp chính là trở ngại lớn nhất khiến quá trình phát triển kinh tế bị chững lại. Chỉ có chưa đến 30% cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Hà Nội.
1. Tình hình xử lý nước thải ở KCN tại Hà Nội
Hiện nay, Hà Nội tập trung 65 làng nghề được chia thành 5 nhóm làng nghề gồm chế biến nông sản thực phẩm; nhuộm, thuộc da; thủ công, mỹ nghệ; tái chế; cơ kim khí. Các làng nghề này được địa phương phổ biến về chính sách đất đai, trình tự, thủ tục về hợp đồng, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến cấp giấy chứng nhận.
Tính đến hết tháng 6/2019 trên địa bàn Hà Nôi có 70 cụm công nghiệp, 21 cụm công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung, trong đó chủ đầu tư thực hiện 9 cụm công nghiệp và 12 cụm công nghiệp được thực hiện theo Quyết định 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013. Và có đến 19 cụm công nghiệp vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung chủ yếu xuất hiện tại các ngành như mộc và cơ khí, phát sinh lượng nước thải ít, tập trung chủ yếu tại các hộ kinh doanh nhỏ, hộ gia đình vì thế mà việc khảo sát, điều tra gây ra không ít khó khăn và tính chính xác chưa cao.
Khó khăn kế tiếp đó chính là công tác vận hành trạm xử lý nước thải gặp không ít khó khăn, các doanh nghiệp vẫn chưa phối hợp với chủ đầu tư, chưa đấu nối với hệ thống xử lý nước thải. Công suất hoạt động còn thấp vì trong quá trình tính toán thiết kế chưa chuẩn xác. Vì thế mà việc đấu nối thu gom nước thải chưa thật sự đồng bộ.
2. Một số biện pháp xử lý của UBND TP. Hà Nội
Dự kiến từ năm 2020 – 2025, sở Công Thương Hà Nội tham mưu xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố với các hạng mục đầu tư nổi bật sau: Thu thập thông tin hạ tầng cụm công nghiệp; xây dựng dự thảo chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.
Vì vậy để thúc đẩy việc xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp, Sở xây dựng đã hoàn thiện, trình phương án đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố năm 2019 đã được UBND thành phố phê duyệt.
Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục Môi trường đã tập trung xử lý 25 vụ việc có liên quan đến môi trường, hoàn thành kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh dựa theo Thông tư 07/2007/TT-BTNMT. Theo kế hoạch, các cụm công nghiệp ở Hà Nội dự kiến đến năm 2020 – 2030 sẽ tăng lên con số 159 cụm công nghiệp.
UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung rà soát, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư căn cứ theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. Các quy định hiện hành, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
Chưa kể những chủ dự án sản xuất công nghiệp phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường theo những quy định của Pháp luật. vì thế mà chủ đầu tư phải đảm bảo nguồn kinh phí nhằm áp dụng các biện pháp giảm thiểu và xử lý môi trường và những tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình dự án bắt đầu triển khai, có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Nguồn: newszing