Biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo
Đã kiểm duyệt nội dung
Chiếm 70% dân số, vùng nông thôn có nền nông nghiệp phát triển rực rỡ trong đó chăn nuôi gia súc – gia cầm chiếm tỉ lệ khá lớn. Với 26,8% cơ cấu nông nghiệp, ngành chăn nuôi hứa hẹn sẽ phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi tự phát với quy mô nhỏ ngày càng nhiều vượt qua tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nên tình hình ô nhiễm diễn biến phức tạp.
Xử lý nước thải chăn nuôi là việc làm thiết thực, cần được đẩy mạnh trong thời gian tới để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo thống kê, nước ta có hơn 10 triệu hộ chăn nuôi, 30.000 trang trại quy mô khác nhau cùng hơn 50 triệu mét khối chất lỏng thải ra môi trường với hơn 60% rác thải chưa kịp xử lý đúng cách. Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi gây ra chủ yếu phát sinh từ chất thải lỏng, chất hữu cơ và đặc biệt chứa nhiều vi khuẩn nguy hại làm lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là đối với vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi.
Tác hại của nước thải chăn nuôi đối với môi trường
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Con người và hệ động, thực vật là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải chăn nuôi. Nếu không xử lý nước thải chăn nuôi kịp thời, mùi hôi thối cùng các chất độc hại rất dễ khiến động, thực vật chết dần và bị cướp đi môi trường sống, con người dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, hay đau đầu,…
Theo thống kê từ Bộ Y tế, tỉ lệ người mắc các bệnh bềnh truyền như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dịch tả và thậm chí ung thư vì tiếp xúc trực tiếp với giun sáng, vi khuẩn, vi rút, nấm, mầm bệnh trong nguồn nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý. Nước thải chăn nuôi gia cầm chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh nguy hiểm như cúm, H5N1, H1N1, tai mũi họng, lở mồm long móng… thông qua đường ăn uống hay hô hấp nhờ các vi sinh vật, vi khuẩn như E.Coli.
Xem thêm về xử lý nước thải giết mổ gia súc - gia cầm.
Ảnh hưởng đến môi trường
Môi trường là điều kiện lý tưởng để toàn bộ sinh vật sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, nước thải chăn nuôi là tác nhân làm suy thoái lượng nước ngầm. Là nguồn nước sinh hoạt chính, nước giếng và nước ngầm ở một số vùng nông thôn ngày càng cạn kiệt vì nước thải chăn nuôi không được chôn lấp đúng cách.
Mặc khác, chất thải chăn nuôi heo được người dân sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, cần sử dụng liều lượng thích hợp nếu lạm dụng quá nhiều rất dễ khiến cây trồng ngập úng và thối rữa.
Một số ví dụ về ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi gây ra
Điển hình nước thải chăn nuôi ở heo thôn Dương Thọ (tỉnh Vĩnh Phúc) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho 209 hộ dân. Nước thải bốc mùi hôi tanh, mùi đen kịt làm ô nhiễm một đoạn cống thoát nước khiến nhiều người dân bức xúc. Nguyên nhân đến từ các hộ chăn nuôi ở địa phương ngày càng phát triển nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải phù hợp, nhiều hộ dân chưa có đủ kinh phí để xây dựng phương án xử lý kịp thời nên nước thải được xả thẳng ra môi trường bên ngoài.
Hoặc khu chăn nuôi tập trung ở xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai khiến người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hàng trăm giếng khoang đổi màu và bị ô nhiễm; các dòng kênh, mương xuất hiện dòng nước đen xịt, đặc quánh và kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Trong khí đó, hồ chứa chất thải của các trang trại nuôi heo ngày đêm vẫn chảy tràn sang khu vực dân cư mặc dù trang trại này cách xa đó hàng kilomet.
Phương án xử lý nước thải chăn nuôi
- Cần áp dụng hiệu quả các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi như hóa – lý – sinh trong nhiều hệ thống xử lý nước thải để hạn chế tình trạng ô nhiễm.
- Xây dựng các chương trình tuyên truyền và vận động các hộ chăn nuôi có ý thức trong việc xử lý chất thải chăn nuôi trước khi đưa ra môi trường.
- Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng việc xây dựng hầm biogas vừa tạo ra nguồn năng lượng vừa giảm thiểu lượng khí thải độc hại.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi khép kín vừa tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Hoặc xử lý bằng chế phẩm sinh học vừa có giá thành rẻ mà hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi ô nhiễm lại khá cao.
Công ty xử lý nước thải chăn nuôi heo chất lượng
Bạn có biết vì sao Hợp Nhất luôn tiên phong trong ngành dịch vụ xử lý nước thải hay không?
Là những người sống và cống hiến hết mình luôn hướng đến xây dựng môi trường tốt đẹp nhất, đội ngũ nhân viên của Hợp Nhất luôn tràn đầy nhiệt huyết sẵn sàng chiến đấu trên mọi dự án ở bất kỳ lĩnh vực nào. Luôn đặt quyền lợi của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu, chúng tôi không chỉ giỏi về khoa học – kỹ thuật – công nghệ tiên tiến mà còn chuyên sâu về lĩnh vực lập báo cáo hồ sơ môi trường góp phần đưa doanh nghiệp của bạn không chỉ vững chắc về kinh tế mà còn toàn diện về vấn đề môi trường.
Đơn vị được ví như nhà máy xử lý nước thải, Hợp Nhất cam kết xử lý nước thải chăn nuôi một cách triệt để nhất, nếu các bạn không tin hãy nhấc máy và gọi ngay Hotline 0938.857.768 để biết thêm thông tin chi tiết nhấ!