Biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngày nay, ngành chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn và có bước tiến phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, số lượng gia súc – gia cầm lên đến hàng triệu con, trở thành thực phẩm cung cấp tối đa cho nhu cầu sống của con người.
Vừa đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà vừa tạo được nguồn thực phẩm dồi dào, ngành chăn nuôi tạo được nhiều lợi thế to lớn nhưng cũng không quên gây ra không ít vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế cần tìm biện pháp khắc phục, hạn chế cũng như giảm thiểu mức độ ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi.
Khái niệm “hầm biogas” chắc đã quá quen thuộc với nhiều người nhưng để hiểu hết tính chất cũng như quy trình xử lý nước thải chăn nuôi của nó chưa hẳn nhiều người đã nắm rõ.
Cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Cơ chế hình thành khí biogas
Biogas vốn dĩ là một dòng chất khí hỗn hợp sinh ra trong môi trường kín khí. Hiểu nôm na, đây là khí sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải chăn nuôi thông qua quá trình tác động của các vi sinh vật có sẵn. Hỗn hợp khí này bao gồm khí nito, hydro, metan và trong đó khí metan chiếm tỉ trọng cao nhất. Và đó cũng là thành phần khí quan trọng giúp hình thành khí gas dùng trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người.
Như đã giới thiệu như trên, khí biogas chỉ được sinh ra trong điều kiện yếm khí chủ yếu từ chất hữu cơ, chất thải chăn nuôi như phân, thức ăn thừa được ủ trong thời gian nhất định, đặc biệt là cơ chế phân hủy của vi sinh vật.
Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, các bể được lắp đặt thông với nhau trong hệ thống hầm biogas, chất thải lúc này sẽ lên men và phân hủy để chuyển hóa thành các axit béo và khí biogas. Tùy theo điều kiện và nhiệt độ ủ khác nhau mới tạo điều kiện để hình thành khí biogas.
Có nhiều loại hầm biogas khác nhau nhưng hầm biogas có thời gian ủ lâu hơn so với hầm biogas composite và hầm biogas chống thấm HDPE.
Cơ chế hoạt động của hầm biogas composite:
Trước tiên cần đảm bảo phân chuồng không chứa chất tẩy rửa, không chứa nhiều nước vì những chất này sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên men bên trong. Lượng phân cho vào khoang nạp cần thích hợp và cho gần đến đầy miệng bể thì ngừng lại.
Sau một thời gian ủ với đầy đủ nguyên liệu sẽ diễn ra quá trình lên men và sinh ra khí biogas. Lúc đầu, áp suất vẫn chưa có sự thay đổi lớn nhưng sau một thời gian áp suất có sự thay đổi lớn và khí sẽ được đẩy lên ngăn trên của bể. Đồng thời khí gas còn có khả năng đẩy các chất cặn bã đi ra ngoài theo cửa ra.
Khi lượng khí sinh ra nhiều, chúng sẽ tạo ra áp lực đẩy khí qua ông dẫn khí lên các thiết bị sử dụng gas. Khí được dùng cho các mục đích sử dụng như đun nấu, thắp sáng, tắm rửa, chạy máy phát điện. Khi lượng khí gas được sử dụng hết, áp suất trong ngăn chứa bằng 0 và thiết bị trở về trạng thái ban đầu, kín hoàn toàn.
Con đường hình thành khí biogas
Việc hình thành khí biogas trải qua quy trình nhất định, cụ thể như sau:
Con đường 1: Trong bể điều áp sản sinh ra axit béo để chuyển hóa xenlulozo và các chất khác. Trong khoảng thời gian nhất định, chất thải được ủ và phân hủy trong bể đó được chuyển hóa thành các dòng khí nhỏ và được tổng hợp thành khí biogas.
Con đường 2: Trong khoảng thời gian nhất định, chất thải được lên men và ủ nhằm kích thích các chất axit béo được phân hủy để chuyển hóa thành các chất khí. Nhờ vậy mà khí CO2 và H2 được hình thành. Nhờ điều kiện thích hợp mà CO2 và H2 phản ứng với nhau trong hầm biogas để tạo ra khí CH4 (chất đốt thành phần chính của khí biogas).
Tuy mang đến hiệu quả xử lý cao, cách thức thực hiện đơn giản và nhanh chóng nhưng để tạo ra khí gas lại khá phức tạp. Vì thế để tìm ra giải pháp bảo vệ môi trường tối ưu hơn, bạn hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất nhé! Ngoài nước thải chăn nuôi, chúng tôi còn chuyên xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm, xử lý nước thải nhiễm dầu, nước thải chế biến thực phẩm,…