Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo đã có bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo những thay đổi tích cực kể từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WHO) cùng thị trường AFTA. Trong đó, từ hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, lẻ, hộ giai đoạn thì hiện này nước ta có gần 30 triệu con heo và xuất hiện ngày càng nhiều trang trại nuôi heo với quy mô và số lượng lớn dàn trải trên khắp cả nước.
1. Ngành chăn nuôi và ảnh hưởng từ nước thải
Trong đó, trang trại nuôi heo ở đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc chiếm 25%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung chiếm 19%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13%; Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm 11% và 7%.
Trước những lợi ích từ ngành chăn nuôi heo mang lại, là sinh kế chủ yếu của người dân, tạo ra nhu cầu thực phẩm trên toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người chưa kể đến ngành này đóng góp không nhỏ đến nền kinh tế cả nước. Thế nhưng điều đáng lo ngại từ ngành chăn nuôi heo nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung không khỏi khiến nhiều người lo ngại đó chính là nước thải, đặc biệt là chất thải rắn.Nước thải từ các ngành chăn nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, chúng phá hủy môi trường sống như nguồn nước ao hồ, sông suối, kênh, rạch; lây lan một số dịch bệnh; gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa.
Vì vậy, xử lý nước thải chăn nuôi heo và các ngành chăn nuôi khác bằng công nghệ khí sinh học chính là phương pháp tối ưu nhất được ứng dụng rộng rãi trên nhiều khu vực hiện nay. Đây là phương pháp được nhiều nông dân ứng dụng nhiều nhất vì chúng mang lại nhiều lợi ích không chỉ xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm mà còn tạo ra nguồn năng lượng khí đốt dồi dào trong quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình.
2. Biogas là gì?
Biogas hay còn gọi là khí sinh học, là quá trình phân hủy kỵ khí từ hỗn hợp phân lợn và chất hữu cơ lên men dưới tác động trực tiếp của vi sinh vật.
Trong đó, khí Biogas gồm hỗn hợp khí sau đây: CH4 (chiếm hơn 60%) – CO2 (chiếm 30%) – N2, H2, H2S,... Đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn trong hỗn hợp khí này thì khí metan chính là năng lượng tạo ra khí đốt vì tính năng rất dễ cháy của chúng.
Tính chất đặc trưng của khí Biogas:
- Hàm lượng khí Biogas sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như quá trình phân hủy sinh học, nhiệt độ, tỷ lệ phối trộn, hàm lượng vi sinh vật nuôi cấy,…
- Trọng lượng riêng của khí Biogas khoảng 0,95 kg/m3, phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng metan (CH4). Khí Biogas rất dễ cháy, có tỷ lệ với không khí từ 1/9 – 1/10.
3. Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng Biogas
Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) trong việc xử lý nước thải chăn nuôi được sử dụng rộng rãi trên hầu khắp các tỉnh thành, từ trang trại đến chăn nuôi theo hộ gia đình. Dưới đây là quy trình cơ bản xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm Biogas.
=> Xem thêm về cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Hố thu
Tại đây tập trung tất cả nguồn nước thải của quá trình nuôi thành một nguồn duy nhất. Hố này có dạng tĩnh; các loại hạt sạn hoặc cát bị lắng xuống đáy và được loại bỏ hoàn toàn bằng máy bơm chìm. Tiếp theo, nước thải chảy sang hầm xử lý Biogas.
Hầm Biogas
Chế phẩm sinh học tốc độ cao được người ta cho vào nước thải nhằm tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật kỵ khí. Giai đoạn tiếp theo, nước thải lên men làm giảm các chất thải ô nhiễm. Lượng chất ô nhiễm giảm đồng thời với tải trọng nguồn nước thải phù hợp với hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi sau Biogas.
Sự có mặt của máy bơm chìm có tác dụng làm xáo trộn nguồn nước và tạo ra lượng khí metan dồi dào. Lượng khí sinh ra từ hầm Biogas rất đa dạng như CH4, H2, H2S, CO2,... Trực tiếp đi qua hệ thống tách nước và triệt để khí H2S nhằm thu khí metan. Trong đó, khí metan được dẫn vào bình nén khí và sử dụng trực tiếp trong sinh hoạt như làm khí đốt, tạo năng lượng phục vụ trong sản xuất.
Bể điều hòa
Sau khi nước thải chăn nuôi được xử lý tại hầm Biogas, nước thải chảy qua bể điều hòa được khuấy trộn thường xuyên nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nguồn nước thải. Nước thải di chuyển từ đáy bể và ngược lên trên, xuyên qua lớp bùn sinh học, tạo ra nhiều bọt khí mang theo khí Ch4 và CO2. Hai lượng khí này được tách riêng biệt và thu về hệ thống chứa khí để sử dụng cho các mục đích khác.
Tiếp tục đi qua các hệ thống xử lý khác, nước thải được xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm đảm bảo tạo ra nguồn nước đạt chuẩn, không gây hại đến sức khỏe con người, đáp ứng tối đa yêu cầu và chỉ số an toàn.
4. Ưu điểm khí sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi
- Các hợp chất hữu cơ, amoni, nito, photpho trong nước thải được triệt để hoàn toàn;
- Chi phí đầu tư thấp, cơ chế vận hành đơn giản và dễ dàng nâng công suất xử lý;
- Thu được lượng khí đốt dồi dào phục vụ cho quá trình sinh hoạt và sản xuất;
- Vô cùng an toàn và thân thiện với môi trường;
- Hiệu suất xử lý lên đến 90%;
- Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người;
- Ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các mầm bệnh trong chăn nuôi;
- Nước thải chăn nuôi sau xử lý có thể sử dụng trong nông nghiệp hoặc làm phân bón cho cây trồng.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chuyên dịch vụ xử lý nước thải với các công việc như tư vấn, thiết kế và xây dựng HTXLNT; bảo trì – bảo dưỡng; cung cấp nguyên vật tư, hóa chất xử lý hoặc quan trọng hơn chúng tôi còn chuyên dịch vụ lập các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến Quý khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất và uy tín nhất trên thị trường hiện nay.