Xử lý nước thải chế biến bột cá
Đã kiểm duyệt nội dung
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành chế biến bột cá cũng tăng trưởng không ngừng. Bên cạnh những mặt tích cực như đem đến nguồn lợi kinh tế lớn, tạo thu nhập ổn định và tăng năng suất sản lượng cung ứng ra thị trường thì ngành chế biến bột cá cũng gây ra không ít vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế, xử lý nước thải chế biến bột cá cũng cần quan tâm để hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
1. Quy trình chế biến bột cá
Quy trình chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cá dùng để chế biến bột cá thường là các loại tạp cá như cá trích, cá mối, cá phèn, cá hồng, cá nục, v.v... Nguyên liệu cá sau đó được bảo quản bằng hỗn hợp nước đá và muối.
- Xử lý nguyên liệu: Ở giai đoạn xử lý nguyên liệu, người ta dùng nước sạch để xả muối và làm tan đá cho đến khi hàm lượng muối trong cá còn dưới 1% và loại bỏ các tạp chất trong nguyên liệu.
- Băm, cắt cá: Sau quá trình xử lý, cá được đưa vào máy băm, cắt thành các khúc với chiều dài 3 đến 5cm.
- Nấu chính nguyên liệu: Cho cá vào nồi nước đang sôi để nấu trong khoảng 2 - 3 phút cho đến khi ngửi thấy mùi thơm của cá chín.
- Làm nguội và làm khô nguyên liệu: Đưa nguyên liệu cá đã nấu chín vào máy ly tâm cho đến khi không thấy nước từ vòi của máy chảy ra. Dịch cá thu được đóng vào các can chứa.
- Làm tơi nguyên liệu và thêm chất phụ gia: Nguyên liệu sau đó được đưa vào máy đánh tơi khoảng 8 đến 10 phút để nguyên liệu rời ra thành các mảnh nhỏ.
- Sấy nguyên liệu: Lấy nguyên liệu từ máy đánh tơi ra và đem đi phơi nắng cho đến khi nguyên liệu khô hoặc cho vào mấy sấy ở nhiệt độ từ 80 đến 85oC trong vòng 7-8 giờ.
- Nghiền bột và đóng gói: Sau khi sấy khô, nguyên liệu được đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ thành bột và đóng gói.
Các nguồn phát sinh nước thải chế biến bột cá: Từ quy trình chế biến, có thể thấy nước thải phát sinh từ quá trình rửa nguyên liệu, nước ép tách cá (sau khi hấp), rửa thiết bị, dụng cụ, rửa sàn tại khu vực chế biến, nước khử mùi.
Đặc tính của nước thải chế biến bột cá
Nước thải từ quá trình chế biến bột cá chủ yếu phát sinh từ quá trình chế biến bột cá và sinh hoạt nên chúng thường chứa nhiều chất cặn lơ lửng, chất hữu cơ, vô cơ, nhiều muối có khả năng ăn mòn thiết bị, hàm lượng BOD và COD vượt chỉ tiêu cho phép và hàm lượng nito và photpho cũng khá cao. Ngoài ra nước thải cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.
3. Hiện trạng ô nhiễm tại một số địa điểm chế biến bột cá
Ô nhiễm từ nhà máy chế biến bột cá của doanh nghiệp Ngọc Tuấn (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) trong nhiều năm qua đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Đối với không khí, mùi hôi thối phát ra gây khó chịu, khói từ nhà máy phát tán ra khắp nơi, trẻ em hít phải gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp; nhiều gia đình phải di dời sang khu vực khác để sinh sống.
- Đối với nguồn nước, nước thải đổ trực tiếp ra sông ngòi với màu đen ngòm, sủi bọt màu trắng, mùi hôi thối, hôi tanh bốc lên nồng nặc.
Là một tỉnh có lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy hải sản phát triển mạnh tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Tỉnh Kiên Giang hiện có đến hàng chục công ty, nhà máy chế biến bột cá khác nhau đem đến nguồn thu nhập lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động khác nhau. Ngoài nước thải ở khu sản xuất thì nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên ở đây cũng đưa ra một bài toán khó cho công tác xử lý nước thải tại Kiên Giang.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm phát sinh từ nhà máy chế biến bột cá lại là nỗi ám ảnh với nhiều người không chỉ mùi hôi thối mà còn gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Nếu trước kia, mô hình nuôi cá nước ngọt mang tín hiệu tích cực thì hiện nay mô hình này xuất hiện rất ít hoặc đã biến mất hoàn toàn vì nguồn nước bị ô nhiễm nên cá không thể sống được.
4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá:
Xử lý sơ cấp
Nước thải từ các nguồn được dẫn về hố thu gom. Hố thu có bố trí hệ thống song chắn rác để loại bỏ hoàn toàn rác thải tránh tình trạng gây hư hỏng, tắc nghẽn đường ống ảnh hưởng đến công trình xử lý phía sau.
Từ hố thu nước được dẫn qua bể điều hòa. Tại đây, hệ thống sục khí hoạt động liên tục làm xáo trộn giúp điều hòa và ổn định nồng độ nguồn nước.
Những chất bẩn lơ lửng được lắng tại bể lắng sơ cấp nhờ vậy mà hàm lượng chất cặn lơ lửng được giảm đáng kể. Sau đó nước được dẫn về bể UASB và phần bùn lắng được đưa đến bể chứa bùn.
Xử lý hóa học
Các công trình xử lý bao gồm kết tủa - tạo bông, khử trùng giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, sinh vật có hại bằng các chất mang tính oxy hóa – khử mạnh.
Xử lý sinh học
Các công trình xử lý hiếu khí – kỵ khí – thiếu khí diễn ra nhờ cơ chế hoạt động chủ yếu của VSV. Vi sinh vật tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ và chất khoáng làm thức ăn. Dựa vào từng loại VSV mà thực hiện quá trình sục khí. Sục khí giúp đảm bảo ổn định nguồn oxy ổn định cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của VSV trong nguồn nước.
Ngoài ra các quá trình như khử BOD, khử COD, khử NO2 thành N2, khử photpho cũng đồng thời diễn ra.
Sau đó, nước thải đưa đến bể lắng sơ cấp (bể lắng 2) nhằm loại bỏ các bông bùn đã hình thành trước đó. Một phần bùn tuần hoàn được đưa về bể hiếu khí để duy trì mật độ VSV, một phần đưa đi xử lý định kỳ sử dụng cho các mục đích khác.
5. Công ty nào chuyên xử lý nước thải chế biến bột cá?
Ngoài xử lý nước thải chế biến bột cá, Hợp Nhất còn chuyên thiết kế, xây dựng HTXLNT; cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống trong xử lý nước thải chế biến thủy sản, sản xuất bún, sản xuất mụ dừa, nước thải chăn nuôi, nước thải y tế, nước thải xi mạ,…
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với dịch vụ xử lý nước thải của chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 - 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!
6. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng tài liệu tham khảo và hình ảnh từ các nguồn sau:
1. Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
2. Tổng hợp Internet.