Xử lý nước thải chế biến thủy sản, vì sao bất cập?
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngành chế biến thủy hải sản có nhiều tác động đến môi trường như:
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ từ quá trình sản xuất, khí thải độc hại. Trong đó mùi là vấn đề chính đối với nhà máy chế biến thủy sản.
- Chất thải rắn phát sinh từ quá trình chế biến, sơ chế nguyên liệu như vỏ tôm, vỏ nghêu, nội tạng cá, mực,…
- Nước thải sản xuất chiếm 85 – 90% tổng lượng nước thải, chủ yếu phát sinh từ công đoạn rửa nguyên liệu, chế biến, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ thiết bị hoặc nước thải sinh hoạt.
Trong đó, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với môi trường. Nguồn thải này chứa thể tích nước và nồng độ ô nhiễm cao nếu không có cách xử lý nước thải thủy sản thích hợp.
Trở ngại trong việc quản lý và vận hành HTXLNT chế biến thủy sản
- Năng lực quản lý vận hành còn nhiều hạn chế vì không được chuyển giao cũng như quá trình hướng dẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Hiệu quả hệ thống hầu như không ổn định, tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên.
- Nồng độ chất ô nhiễm tăng vào thời điểm thời gian mùa chế biến thủy hải sản tăng.
- Các công nghệ xử lý áp dụng tại các nhà máy bao gồm các quy trình xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp tuyển nổi, keo tụ, lắng kết hợp với tuyển nổi siêu nông hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Hầu hết quá trình sinh hóa thiếu khí – kỵ khí có hiệu quả thấp, hiệu quả không khả thi do trở ngại về mặt bằng, nồng độ TOC thấp.
- Xử lý hiếu khí hoạt động không ổn định với tỷ lệ TN/BOD cao khiến việc duy trì nồng độ bùn hoạt tính bể Aerotank còn gặp nhiều khó khăn.
- Các trạm xử lý nước thải có hiệu quả xử lý bùn, cặn thải có hiệu quả thấp do lượng bùn, cặn phát sinh từ quá trình XLNT ít và quá trình vận hành thiết bị ép bùn phức tạp.
- Chưa có doanh nghiệp đủ năng lực chịu trách nhiệm tổ chức thu gom và xử lý cuối cùng.
Quy định về chỉ tiêu photpho, amoni, tổng Nito còn nhiều bất cập
Về thực tế thì nước thải trong quá trình chế biến thủy sản thường có các chỉ tiêu photpho, Amoni, tổng Nito thường khá thấp. Điều này cũng diễn ra tại các nhà máy xử lý nước thải được đầu tư công nghệ hiện đại hoặc trang bị đầy đủ thiết bị máy móc. Do đó mà có rất nhiều doanh nghiệp vướng mắc ở điểm này khiến tỷ lệ đơn vị bị thanh, kiểm tra và xử phạt tăng cao rõ rệt, nhất là chỉ tiêu photpho.
Thực tế trong các điều kiện xử lý nước thải chế biến thủy sản có áp dụng phương án xử lý lắng sinh học trong ao lắng. Cáo ao nuôi chưa phù hợp và không mang tính khả thi đối với dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy trình tại các nhà máy chế biến thủy sản. Phải dừng lại ở ao lắng thải nên chất lượng nước thải chế biến vẫn chưa đạt yêu cầu.
Những bất cập trong việc điều chỉnh và đánh giá lại ĐTM
Chế biến thủy sản là lĩnh vực luôn có sự biến đổi nên đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng nhiều khoa học, tăng năng suất và giảm ô nhiễm từ nước thải, khí thải. Với những thay đổi trên thì doanh nghiệp phải thay thế công nghệ xử lý nước thải, trang thiết bị mới tiên tiến hơn.
Quan trọng hơn, họ phải điều chỉnh lại nhiều hồ sơ, thủ tục như chủ trương đầu tư/giấy Chứng nhận đầu tư, báo cáo đtm, Giấy phép xây dựng, Giấy phép BVMT,… làm tốn kém nhiều thời gian, chi phí và mất nhiều cơ hội cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác.
Xem thêm về các dịch vụ xử lý môi trường của Hợp Nhất tại đây!