Công nghệ - Phương pháp xử lý nước thải cơ khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Nên ứng dụng phương pháp và công nghệ xử lý nước thải cơ khí nào cho hệ thống để vừa đảm bảo nước đầu ra đạt quy chuẩn xả thải vừa tiết kiệm chio phí đầu tư, vận hành?
Gia công cơ khí là nhu cầu thiết yếu trong xã hội gắn liền với quá trình sản xuất của nhiều ngành nghề. Hầu hết các nhà máy, nhà xưởng đều bố trí các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc phay, tiện, bào, mài, khoan,… Tuy nhiên ngành này cũng gây ô nhiễm môi trường với nhiều chất thải độc hại, chủ yếu vẫn là kim loại cùng các hợp chất của chúng.
Các quy trình cơ khí tạo ra dòng chất thải lớn làm sắt, chrome, cadmium hòa tan vào nguồn nước với nguy cơ độc hại lớn. Vì thế xử lý nước thải cơ khí sẽ góp phần tạo ra nguồn nước đầu ra đạt chuẩn, dễ tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Một số tác hại của nước thải cơ khí
Tại nhiều cơ sở làng nghề gia công cơ khí còn sử dụng phương thức thô sơ, chủ yếu dùng thủ công với hệ thống máy móc lạc hậu. Nhiều vật liệu được dùng như sắt, tôn, thép, inox,… nên làm phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm nước thải.
Để tạo ra một sản phẩm cơ khí cần trải qua các giai đoạn quan trọng như luyện kim, chế tạo phôi, đúc, gia công áp lực, hàn – cắt kim loại, gia công kim loại bằng cách cắt gọt, nhiệt luyện, làm sạch, mạ kẽm, sơn.
Tất cả các giai đoạn trên đều tạo ra nước thải mang tính chất công nghiệp chứa TSS, BOD5, COD, kim loại nặng (As, Cd, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn), Coliform, dầu mỡ. Việc chứa các thành phần trên rất khó xử lý vì thế cần lên kế hoạch vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả, làm sạch nguồn nước tối đa.
Một số giải pháp xử lý nước thải cơ khí
Phương pháp thuốc thử
- Đơn giản và thông dụng nhất khi chuyển ion kim loại nặng thành hydroxit không hòa tan thông qua các phản ứng hóa học và quá trình lắng/tách.
- Các thuốc thử thường dùng nhất gồm vôi, xút. Các chất keo tụ giúp cải thiện tốc độ đông tụ hydroxit và tốc độ phản ứng.
- Nhưng giải pháp này khá nhạy cảm với các thành phần chất ô nhiễm, cần thuốc thử lớn, quá trình xử lý chậm.
Phương pháp điện hóa
- Giải pháp này lọc nước thải gồm đông tụ điện, đông tụ điện hóa dùng để loại bỏ Crom hóa trị 6 ra khỏi nước thải. Khi đó, sắt sẽ bị hòa tan, Cr6+ thành Cr3+ và hydroxit.
- Quá trình chuyển đổi chất gây ô nhiễm thành hợp chất ít độc hại hơn và dễ tách khỏi nước thải. Kim loại lắng đọng trên catot và thu hồi.
- Phương pháp điện hóa rất phức tạp. Thời gian xử lý phụ thuộc vào giá trị pH, cường độ dòng điện và thời gian xử lý.
Phương pháp trao đổi ion
- Phụ thuộc vào khả năng trao đổi cation và anion và hấp thụ chất ô nhiễm ra khỏi nước.
- Yêu cầu đối với vật liệu trao đổi phải có độ bền lớn, ổn định với tính axit, kiềm, chất oxy hóa, chất khử hoặc thay đổi thể tích.
- Với nước thải cơ khí dùng chất trao đổi cation axit mạnh và axit yếu. Đồng thời, chất trao đổi phải được tái sinh để khôi phục khả năng trao đổi.
- Dung dịch muối tạo ra cuối cùng được tái sử dụng lại trong các quy trình công nghiệp.
Ứng dụng màng lọc nano
- Màng lọc nano không ngừng được cải tiến để loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng ra khỏi nước thải công nghiệp.
- Nano với cấu trúc với nhôm oxit biến tính giúp loại bỏ hiệu quả asen và chì.
- Công nghệ màng lọc nano như một rào cản hiệu quả và dễ sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải với ưu điểm lọc nước thải linh hoạt, loại bỏ hàng loạt chất bẩn độc hại.
- Màng nano có tính ăn ưa nước, diện tích bề mặt lớn, xốp loại bỏ tốt kim loại ra khỏi nước với hiệu suất cao.
- Màng nano với đặc tính chống rỉ, chống lại sự bám bẩn của VSV. Vì thế nó được ứng dụng hiệu quả đối với nước thải công nghiệp.
Nếu bạn cần tìm hiểu phương pháp xử lý nước thải cơ khí tối ưu nhất thì có thể tham khảo qua các cách xử lý trên. Và cần giải đáp thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện nhất.