Các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải crom
Đã kiểm duyệt nội dung
Người ta tìm thấy crom hàm lượng cao trong nước thải các ngành như thuộc da, cơ khí, xi mạ, dệt may,… tùy theo tính chất nguồn nước, khả năng kinh tế, nhu cầu công nghệ mà lựa chọn giải pháp xử lý nước thải crom hiệu quả nhất.
Tính chất đặc trưng của nước thải crom
- Crom tồn tại dưới 2 dạng là hóa trị 3 và hóa trị 6.
- Độ pH của nước thải dao động từ 3 – 9.
- Chứa nhiều muối vô cơ, kim loại nặng, các độc tố như xyanua, sunfat, amoni,…
- Hàm lượng chất hữu cơ tương đối thấp, chủ yếu chất hoạt động bề mặt, dung môi nên các chỉ số COD, BOD không cao.
- Độc tố của nó gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người và làm tổn thương các cơ quan như thận, gan, viêm da, loét đường tiêu hóa.
Có bao nhiêu cách xử lý nước thải Crom?
Crom thường khó xử lý để kiểm soát giới hạn nồng độ thải ra ngoài môi trường. Các quy trình để xử lý nước thải phổ biến như hấp phụ, kết tủa hóa học, đông tụ điện, trao đổi ion, thẩm tách điện và tách màng.
Kết tủa hóa học
- Kết tủa hóa học được ưa chuộng nhất. Các chất hóa học thường dùng như natri hydroxit, canxi hydroxit, magie oxit và canxi magie cacbonat vì chúng có chi phí thấp, đơn giản và dễ kiểm soát pH.
- Người ta thường bổ sung thêm chất đông tụ như muối sắt, phèn và các polyme hữu cơ làm tăng hiệu quả xử lý kim loại nặng ra khỏi nước thải.
- Các yếu tố tác động đến quá trình kết tủa gồm pH, khối lượng bùn, thời gian,…
Đông tụ - tạo bông
- Giải pháp này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn XLNT bằng cách thêm chất đông tụ để trung hòa các điện tích trên các hạt keo để cho phép hình thành bông cặn lớn.
- Vai trò của chất keo tụ liên kết hạt đông tụ với nhau thành hạt bông có khối lượng nặng và dễ lắng hơn.
- Quy trình này được dùng để loại bỏ chất keo, hạt lơ lửng, chất hữu cơ, kim loại, màu, mùi,…
- Để khử crom, người ta dùng nhôm sunfat, clorua sắt với hiệu quả xử lý đến 99,9%.
- Các muối kim loại thường tạo ra bùn không phản ứng, xốp và khó khử nước vì độ ẩm cao. Còn muối ion tạo ra bùn ít với bông cặn lớn hơn.
- Ngày nay người ta dùng polyme cation thay thế muối kim loại để tăng hiệu quả loại bỏ crom.
Xử lý điện hóa
Theo các phương pháp xử lý truyền thống, crom thường được xử lý bằng quá trình khử và kết tủa đã tạo ra lượng lớn bùn dư. Lượng bùn này rất khó quản lý và vận chuyển. Đây là lý do vì sao các công nghệ mới cần thiết để giải quyết các vấn đề crom.
Người ta xem xét và ứng dụng xử lý điện hóa với ưu điểm tiết kiệm chi phí, linh hoạt và thân thiện với môi trường. Dưới đây là 3 cách xử lý điện hóa tiêu biểu nhất:
- Đông tụ hóa học: hiệu quả loại bỏ crom khi dùng chất đông tụ như nhôm hoặc muối sắt mà không cần thêm bất kỳ loại hóa chất nào.
- Tuyển nổi điện: giải pháp khá đơn giản vì hình thành nhiều bong bóng gắn kết và mang theo nhiều chất ô nhiễm trên bề mặt.
- Oxy hóa điện: là quá trình oxy hóa tiên tiến khi hấp thụ chất hữu cơ tại điện cực và oxy hóa bề mặt các chất ô nhiễm khác
Trao đổi ion
- Phản ứng thuận nghịch, rất hiệu quả để khử kim loại nặng trong nước thải.
- Vật liệu trao đổi thường dùng gồm nhựa trao đổi ion hữu cơ tổng hợp và zeolite tự nhiên. Nhựa có khả năng hấp thụ ion tích điện dương/âm từ dung dịch điện phân.
- Crom (III) bị loại bỏ khỏi nước thải khi sử dụng nhựa cation và hấp thụ đến 95% Cr trong nước.
Màng lọc
- RO, NF, UF, MF và ED là quá trình tách màng dùng để XLNT chỉ cho phép các phân tử nước đi qua và đồng thời giữ lại chất rắn lơ lửng.
- Nó thay thế cho các quy trình xử lý thông thường như tách vật lý, xử lý hóa học, sinh học,… bằng cách dùng màng lọc có chọn lọc.
- Với những đặc điểm nêu trên, màng lọc dần được nhiều người sử dụng vì không chỉ hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng mà còn có khả năng thu hồi nhiều giá trị kim loại lớn.
Xử lý sinh học
- VSV trong nước thải không chỉ xử lý hợp chất hữu cơ mà nó còn khá hiệu quả đối với việc làm giảm nồng độ kim loại nặng xuống mức cho phép.
- Với Cr (VI) được xử lý ở phạm vi pH trung tính và tạo ra lượng bùn hóa học thấp. Vi khuẩn chuyển hóa Cr (VI) thành Cr (III).
- Nhiều vi khuẩn kiểm soát tốt Crom, chẳng hạn như tảo hấp phụ kim loại nặng, còn nấm bẫy và hấp thụ vật chất thông qua quá trình trao đổi chất.
Quý KH cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.