Đặc trưng của xử lý nước thải hóa học và sinh học
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải gồm phương pháp hóa học và sinh học trở thành 2 kỹ thuật khác nhau để xử lý dòng thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Nếu như bạn đang cân nhắc lựa chọn chiến lược XLNT hóa học hay sinh học thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Sự khác biệt giữa XLNT hóa học và sinh học
Xử lý nước thải hóa học
Đặc trưng của phương pháp này chủ yếu dùng chất phản ứng hóa học để phân hủy chất ô nhiễm đối với nguồn thải có hàm lượng độc tố cao như ngành hóa chất, dược phẩm, phòng thí nghiệm hay dệt may. Nó ưu tiên loại bỏ kim loại nặng. Một số thành phần gây ô nhiễm có thể bị loại bỏ như:
- Thuốc nhuộm: từ nước thải nhà máy giấy, bột giấy, dệt may dùng tạo màu cho sản phẩm.
- Sơn và dung môi: từ ngành sản xuất sơn hoặc quy trình làm sạch thiết bị.
- Cặn kim loại: như nhôm, đồng, sắt, chì, thủy ngân, niken, kẽm. Chúng gây độc khi liên kết với protein cùng các enzym trong cơ thể.
Xử lý hóa học có thể là quá trình đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào thành phần ô nhiễm và hiệu quả phản ứng. Hầu hết các giai đoạn xử lý hóa học bao gồm kết tủa, đông tụ- tạo bông, trao đổi ion hoặc khử trùng. Tùy thuộc vào từng loại nước thải mà trải qua các bước trung gian như điều chỉnh pH hoặc nhiệt độ để tối ưu hóa quá trình xử lý.
Xử lý nước thải sinh học
Thay vì sử dụng hóa chất để phân hủy chất thải, quá trình sinh học sử dụng VSV có lợi để loại bỏ chất ô nhiễm. Vậy các hợp chất nào bị loại bỏ từ xử lý sinh học? Bao gồm hợp chất thơm: bao gồm benzen, toluen, xylen thường xuất hiện trong nước thải công nghiệp; cacbohydrat, chất béo, hydrocacbon hoặc protein.
Cũng như xử lý hóa học, công nghệ sinh học phải trải qua các bước như tiền xử lý, xử lý kỵ khí – hiếu khí – thiếu khí và khử trùng. Trong giai đoạn này, người ta thường tích hợp thêm một số công nghệ XLNT tiên tiến như MBR hoặc MBBR để tăng hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ.
Xem thêm bài viết về xử lý nước thải ngành dệt nhuộm!
Chi phí XLNT hóa học và sinh học như thế nào?
Về chất phản ứng
- Vấn đề này thuộc về xử lý hóa học vì sử dụng nhiều hóa chất khác nhau để xử lý.
- Tùy thuộc vào khối lượng nước thải, mức độ và nồng độ ô nhiễm mà lựa chọn loại, lượng chất phản ứng cần thiết.
Về lắp đặt
- Phương pháp sinh học sử dụng nhiều bể hoặc bồn chứa nhiều thiết bị đi kèm như trạm bơm, máy sục khí, bộ khuếch tán hoặc giá thể sinh học để tạo điều kiện VSV tiêu thụ và phân hủy chất ô nhiễm.
- Vì thế mà chi phí vận hành hệ thống sinh học thường tốn kém hơn trong việc lắp đặt bể và thiết bị khác.
Về năng lượng
- Cả 2 phương pháp đều có xu hướng tiêu thụ và đỏi hỏi sử dụng năng lượng lớn để vận hành.
- Các hệ thống XLNT đô thị và công nghiệp chiếm nhiều chi phí năng lượng, thường tiêu thụ từ 25 – 40% tổng chi phí hoạt động của toàn hệ thống.
- Trong đó, vận hành các thiết bị xử lý sinh học cần nhiều năng lượng cho trạm bơm và máy sục khí nhất.
Về bảo trì
- Các HTXLNT cần được bảo trì thường xuyên và liên tục để đảm bảo hiệu suất và chức năng hoạt động.
- Các màng bị bám bẩn, các thiết bị hư hỏng và cần thay thế.
- Chi phí bảo trì và vận hành cũng thuộc chi phí chung của cả hệ thống.
Nên lựa chọn XLNT hóa học hay sinh học?
Việc chọn phương pháp xử lý rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của Hợp Nhất thì nếu nước thải chứa nhiều kim loại nặng nên xử lý bằng hóa chất còn nếu nồng độ chất hữu cơ phân hủy sinh học lớn thì cần xử lý sinh học. Bên cạnh đó bạn cũng nên đánh giá nồng độ chất gây ô nhiễm.
Mỗi hệ thống phải thích ứng nhanh với diện tích và các tiện ích liên quan. Nếu không thể xây dựng trên khu vực rộng lớn thì bạn có thể xem xét các chiến lược xử lý nhỏ gọn, tăng cường đầu tư vào các phương pháp tiết kiệm năng lượng hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn nắm rõ những yêu cầu trên nhưng vẫn chưa chắc chắn bạn đã lựa chọn phương pháp XLNT phù hợp. Việc tìm kiếm công ty xử lý nước thải vẫn là giải pháp tốt nhất. Và Hợp Nhất là một trong số đó.
Chúng tôi tiếp nhận dịch vụ trọn gói với khả năng cung cấp giải pháp đáng tin cậy, hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được báo giá XLNT nhanh nhất.