Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Xử lý nước thải ngành Dệt may - Dệt nhuộm, In

Trong những năm trở lại đây, ngành dệt may – nhuộm đã đóng góp không ít vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trên khắp cả nước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vượt mức 20 tỷ USD.

Đặc biệt, ngành này giúp nâng cao đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và góp phần giải quyết việc làm, chấm dứt nạn thất nghiệp đối với hàng nghìn người trong độ tuổi khác nhau (chiếm tới 10,3% lượng lao động).. Việc xử lý nước thải khi sản xuất là vấn đề cần thiết để bảo vệ môi trường. Dưới đây là bài viết về phương pháp xử lý nước thải dệt may - dệt nhuộm, in.

Xử lý nước thải ngành dệt may, dệt nhuộm, in
Xử lý nước thải ngành dệt may, dệt nhuộm, in

1. Nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải ngành dệt nhuộm

Nước thải ngành dệt may, dệt nhuộm chủ yếu phát sinh từ nước thải trong quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt.

Nước thải sản xuất: Đến từ các công đoạn như rủ hồ, nấu vải, tẩy trắng, nhuộm, v.v...

Nước thải sinh hoạt: Hoạt động nấu ăn, ăn uống, tắm giặt, vệ sinh của công nhân viên.

Đặc điểm thành phần nước thải dệt nhuộm: Trong nước thải may mặc chứa các thành phần ô nhiễm chính như: Thuốc nhuộm, dung dịch nhuộm, chất phụ trợ, màu, các chất hóa học trong màu nhuộm, bụi, chất giặt tẩy, chất giữ màu, nhiệt độ cao.

2. Phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm - dệt may

Hoạt động sản xuất dệt may trải qua khá nhiều công đoạn như lựa chọn vải, dệt may bằng máy móc, nhuộm màu; từng công đoạn sẽ có những quy trình khác nhau nhưng thông thường đều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như tiếng ồn, khí thải, rác thải, nước thải,… Đây được đánh giá là ngành có mức độ gây ô nhiễm đứng thứ 2 trong cơ cấu tất cả các ngành kinh tế trên toàn cầu.

Trong đó, nước thải là một trong những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Chính vì vậy, xử lý nước thải dệt nhuộm là trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân và đơn vị cung ứng hệ thống xử lý tối ưu nhất hiện nay.

Nước thải ngành dệt may có mức độ ô nhiễm cao
Nước thải ngành dệt may có nồng độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường

Trước khi tạo ra nguồn nước đạt tiêu chuẩn, trước tiên bạn phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất cặn bã, bùn, đất, kim loại nặng,… Một số phương pháp xử lý nước thải dệt may - dệt nhuộm:

  • Phương pháp cơ học: dùng song chắn hoặc lưới để loại bỏ rác thải, các vật cản có kích thước lớn cũng như tách được các hợp chất không hòa tan.
  • Phương pháp hóa học: khử trùng, keo tụ/tạo bông, oxy hóa bằng việc trung hòa từ các chất hóa học.
  • Phương pháp hóa lý: Loại bỏ kim loại nặng, màu nước, chất hữu cơ hòa tan bằng quá trình keo tụ, lắng, tuyển nổi, lọc nước thải.
  • Phương pháp sinh học: loại bỏ BOD, COD, quá trình này có thể kết hợp với quá trình hiếu khí và kỵ khí.
Phương pháp xử lý nước thải ngành dệt may
Một số phương pháp xử lý nước thải ngàng dệt may

3. Sơ đồ công nghệ quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm, dệt may

Quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm, dệt may diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Bể tiếp nhận, thu gom

Song chắn rác được đặt trước bể tiếp nhận nhằm tinh lược rác thải, các hợp chất kim loại, những sợi chỉ tránh sự cố làm tắc nghẽn máy bơm trước khi vận chuyển nước đến bể điều hòa.

Bên cạnh đó, nước sử dụng trong ngành này thường trải qua các quá trình như giặt, tẩy, nhuộm thường có nhiệt độ cao, để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải dệt may nên nước này được vận chuyển sang tháp giải nhiệt và nhiệt độ được hạ xuống khoảng 40 độ C trước khi tiến hành những công đoạn tiếp theo.

Bước 2: Tháp giải nhiệt

Các công đoạn trong quá trình sản xuất như giũ hồ, nhuộm, giặt tẩy làm cho nước thải có nhiệt độ rất cao. Vì vậy tháp giải nhiệt có vai trò đưa nhiệt độ xuống dưới 40 độ C trước khi đưa vào các công trình xử lý khác.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm
Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Bước 3: Bể điều hòa

Bể điều hòa dùng để điều hòa dòng chảy của nước cũng như nồng độ ô nhiễm, tạo chế độ làm việc ổn định. Các chất dinh dưỡng như N và P được thêm vào với liều lượng của BOD theo ngưỡng 100:5:1 để quá trình xử lý sinh học diễn ra thuận lợi.

Đáy bể được lắp đặt hệ thống sục khí hoạt động theo chu trình liên tục và thường xuyên nên các chất dinh dưỡng được hòa trộn, các chất hữu cơ cũng vì thế mà phân hủy trong nước thải. Sau đó nước sẽ được bơm vào bể phản ứng để tiến hành quá trình keo tụ/ tạo bông.

Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải
Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải

Bước 5: Bể keo tụ - tạo bông

Nước thải trong bể được thêm vào các hóa chất như phèn nhôm PAC, polyme,… để tạo ra hệ keo kết dính mới giúp các chất ô nhiễm bám dính thành những bông cặn có kích thước lớn hơn, dễ lắng hơn so với các hệ keo phân tán bình thường. Độ bền của keo bị phá hủy nhờ sự thủy phân của phèn nhôm. Các chất cặn bã, chất ô nhiễm, phẩm màu, vô cơ, hữu cơ,… tham gia vào quá trình chuyển động nhiệt. Nhờ vậy, quá trình keo tụ diễn ra dễ dàng hơn tạo nên những hệ keo kết dính nhưng khối lượng và thể tích còn khá nhỏ chưa thể tự lắng xuống bể. Sau đó các bông bùn liên kết lại, hình thành những bông cặn có kích thước lớn và trọng lượng nặng dễ lắng xuống đáy bể.

Quá trình keo tụ tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông

Nước thải bơm vào bể lắng để loại bỏ các chất cặn lơ lửng.

Bước 6: Bể xử lý Anoxic

Xảy ra hiện tượng khử NO3 thành N2, N2 sẽ tự thoát ra ngoài. Quá trình chuyển hóa nito hữu cơ thành nito tự do dưới dạng amoni do 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter thực hiện.

Bước 7: Bể sinh học hiếu khí MBBR

Máy thổi khí hoạt động nhằm cung cấp oxy cho sinh vật hiếu khí (phân hủy các hợp chất hữu cơ -> CO2, nước). Các giá thể vi sinh vật dạng di động khử hoàn toàn N và P còn tồn đọng. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa được thực hiện theo 3 giai đoạn như sau:

  • Vận chuyển các chất ô nhiễm đến bề mặt vi sinh vật.
  • Khuếch tán qua màng bán thấm.
  • Chuyển hóa các chất, sản sinh và tổng hợp thành các tế bào mới.
Bể xử lý sinh học MBBR
Caption

Giá thể xử lý nước thải này ngày càng được nhiều vi sinh bám chặt sinh trưởng và phát triển thành lớp mỏng gelatin. Lớp gelatin dày lên ngăn cản lượng oxy của không khí. Vi khuẩn yếm khí phát triển làm tróc lớp metan và CO2 ra khỏi giá thể, quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần nhờ vậy BOD và chất dinh dưỡng được làm sạch.

Bể sinh học hiếu khí còn là nơi mà vi khuẩn hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn hoạt tính dạng lơ lửng cùng sinh trưởng và phát triển theo hình thức dính bám vào nhau. Nhờ quá trình sinh học MBBR này mà hàm lượng BOD giảm 85 ÷ 95%, lượng Nito giảm 80 ÷ 85%, lượng Photpho giảm 70 ÷ 75%. Cuối cùng nước tiếp tục chảy qua bể lắng sinh học.

Bước 8: Bể lắng

Dù đã lọc qua bể lắng MBBR, nước vẫn còn tồn dư một lượng lớn chất cặn lơ lửng, bùn hoặc các vật thể khác vì thế bể lắng có chức năng giảm lượng chất rắn bằng phương pháp lắng trọng lực. Được trang bị máy bơm chìm để thu hồi bùn.

Bước 9: Bể trung gian – khử màu 

Trong nước thải dệt may – nhuộm chắc chắn có sự tồn tại của hóa chất như màu nhuộm. Bể này sục khí liên tục để hòa trộn các hợp chất màu với nước thải. Đặc biệt người ta thường dùng hóa chất HANO để tiến hành khử màu, vì loại hóa chất này khử màu vô cùng hiệu quả thậm chí cả những loại màu khó phai, không phụ thuộc vào các yếu tố trong môi trường nước như nhiệt độ, pH,…

  • Giai đoạn khử trùng: đây là giai đoạn vô cùng quan trọng nhằm tiêu diệt và phá hủy các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm chưa qua xử lý bằng phương pháp oxy hóa mạnh (dùng Chroline hoặc hợp chất Chroline).
  • Tóm tắt quá trình: Chroline hay hợp chất Chroline sẽ khuếch tán qua vỏ tế bào sinh vật tạo nên các phản ứng men tế bào nhằm mục đích thay đổi và phá hoại quá trình trao đổi chất của tế bào vi sinh vật.

Bước 10: Bể chứa bùn

Bùn sẽ được bơm từ bể lắng về bể chưa bùn để lưu trữ. Ở đây, không khí được bơm vào liên tục để tránh tình trạng hôi thối do sự phân hủy sinh học gây ra. Đến một ngưỡng nhất định, bùn sẽ được xử lý và thu gom theo định kỳ.

Với quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm nêu trên bước đầu đã cơ bản giải quyết tất cả những khó khăn trước mắt.

Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải nhiễm dầu

Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành xử lý nước thải. moitruonghopnhat.com mong muốn mang đến chất lượng cuộc sống vững chắc, vững bước kinh doanh và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn - thiết kế - thi công hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm - dệt may, in hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768


26-09-2023 10:21
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm nhà máy SYVINA - Đồng Nai đã xử lý triệt để các tình trạng ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768