Quy trình xử lý nước thải ngành giấy
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải ngành giấy, phát sinh từ đâu?
Ngành giấy đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng nhanh, chất lượng đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng. Hiện cả nước có 300 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. Hầu hết doanh nghiệp giấy phân bố trải rộng từ Bắc đến Nam và dành vị trí trung tâm trong nền kinh tế cả nước với tốc độ tăng trưởng “bất ngờ” với 28% /năm.
Vì thế ngành đã và đang chiếm nhiều ưu thế cạnh tranh và phát triển hơn so với các ngành khác sản xuất khác với nhiều sản phẩm hữu ích mang giá trị vượt trội. Tuy nhiên ngành công nghiệp giấy có mức độ ô nhiễm trầm trọng nhất, nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành giấy được xếp vào ngành làm tiêu hao nhiều tài nguyên nhất bao gồm rừng và nước.
Nguồn gỗ cung cấp cho quá trình sản xuất ngày càng cạn kiệt trong khi công suất hoạt động liên tục của hàng trăm nhà máy giấy khác nhau diễn ra sôi động hơn hẳn, vì thế vấn đề bảo vệ môi trường luôn đi kèm với sự phát triển bền vững và dài lâu. Vì thế ngoài xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy phù hợp cần đề xuất phương án xử lý nước thải ngành giấy kịp thời và giải quyết vấn đề môi trường một cách hiệu quả hơn.
Đồng thời, một số ít nhà máy giấy đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở với năng suất lao động cao nhưng còn sử dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng chức năng thủ công truyền thống chưa đảm bảo về các quy định bảo vệ môi trường, tiêu hao nhiều nhiên liệu và thất thoát khá nhiều năng lượng.
Công đoạn phát sinh nước thải ngành giấy cần xử lý có thể kể đến như: rửa nguyên liệu (chất hữu cơ hòa tan, vỏ cây, đất đá); nấu, rửa sau nấu (hóa chất, xơ sợi); công đoạn tẩy trắng chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại; quá trình xeo giấy phát sinh dịch đen nguy hiểm.
Xem thêm bài viết về biện pháp xử lý nước thải sản xuất giấy!
Dịch đen là thành phần không thể thiếu trong quá trình chưng nấu, nhà máy có lưu lượng sản xuất càng nhiều thì lượng dịch đen thải ra càng nhiều bấy nhiêu. Dịch đen có thể được thu hồi và tái tạo nhờ quá trình xeo giấy chứa 70% chất hữu cơ và 30% còn lại là chất vô cơ. Vì thế mà nước thải từ giai đoạn xeo giấy có mức độ ô nhiễm cao hơn so với các giai đoạn sản xuất khác. Đây cũng là điểm cần lưu ý khi xử lý nước thải ngành giấy.
Bên cạnh đó, người ta thường sử dụng thêm hóa chất, chất xúc tác tạo nên đặc thù riêng biệt cho sản phẩm. Trong khi đó, nhiều nhà máy xả thẳng nguồn nước chưa qua xử lý nước thải ngành giấy mà đã xả thằng ra môi trường bên ngoài chứa các thành phần ô nhiễm như vật huyền phù (chất rắn không chìm), chất vô cơ, chất hữu cơ, dầu, cặn bã.
Hàm lượng vật huyền phù trong nước càng cao hình thành nên bãi sợi, tăng khả năng lên men làm tiêu hao oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của hệ sinh vật.
Ngoài ra các nguồn chất độc hại cản trở quá trình quang hợp và hô hấp của các loài sinh vật, trước hết phải kể đến colophan, axit béo, dịch đen, dịch thải ở công đoạn tẩy trắng, dịch thải giai đoạn xút. Nồng độ pH trong nước thay đổi, ngăn cản ánh sáng cản trở quá trình quang hợp, mất cân bằng sinh thái trong nước.
Song song, nước thải từ các nhà máy giấy có độc tính cao chứa hỗn hợp từ nhựa cây, axit béo, lignin cùng một số chất phân hủy từ lignin có khả năng gây ung thư và hầu như không phân hủy trong môi trường nước.
Giải pháp xử lý nước thải ngành giấy từ các công đoạn sản xuất
Xử lý nước thải ngành giấy từ công đoạn xeo giấy
Nước thải giấy đi đến song chắn rác nhằm giữ lại tạp chất có kích thước lớn trước khi đi vào hố thu gom. Tại bể điều hòa, nguồn nước được điều chỉnh ổn định về lưu lượng và nồng độ. Bể lắng cặn tiếp nhận nguồn nước và thực hiện lắng hiệu quả bột giấy.
Xử lý nước thải ngành giấy tại giai đoạn sản xuất bột
Đối với nguồn nước ở giai đoạn sản xuất bột giấy cũng giống với giai đoạn xử lý nước thải tại quá trình xeo giấy. Nước thải được xử lý sơ bộ có bổ sung thêm nồng độ NaOH và phèn để quá trình keo tụ tại bể phản ứng nhằm loại bỏ cặn lắng tại bể lắng.
Xử lý nước thải ngành giấy tại hệ thống chung
Bể trung hòa được điều chỉnh nồng độ pH thích hợp với pH = 6,5 – 7,5. Sau đó, bể sinh học hiếu khí thực hiện nhiệm vụ khử hàm lượng BOD5, COD, mùi hôi, màu sắc,…
Nước thải tiếp tục đi qua bể lắng sinh học nhằm loại bỏ hoàn toàn bùn hoạt tính. Phần bùn này được bơm về bể chứa bùn, trích xuất một phần đưa về bể sinh học để duy trì mật độ vi sinh học sinh trưởng và phát triển bình thường. Sau đó nguồn nước chảy qua bể khử trùng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và sinh vật gây bệnh.
Nếu có bạn thắc mắc về bất kỳ thông tin gì về xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành giấy, hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhất.