Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Dịch vụ Xử lý nước thải Y tế Phòng khám, Bệnh viện Uy tín

Ngày nay xã hội càng phát triển đi kèm với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, làm đẹp... ngày càng tăng. Có cầu ắt có cung, các cơ sở y tế, dịch vụ phòng khám, bệnh viện tư nhân đã hình thành để phục vụ nhu cầu chính đáng ấy của người dân. Tuy nhiên, việc mở các cơ sở y tế phải đúng quy định của pháp luật, phải có hệ thống Xử lý nước thải y tế phòng khám, bệnh viện để đảm bảo hoạt động ổn định và không gây hại đến môi trường.

Xử lý nước thải ngành Y Tế bệnh viện phòng khám

1. Thành phần và tính chất của nước thải y tế

Trước khi đi vào phương pháp xử lý nước thải y tế phòng khám, bệnh viện thì chúng ta phải nắm rõ các thông tin, thành phần, tính chất để đưa ra phương án xử lý phù hợp, dưới đây là một số nội dung cơ bản:

1.1. Nguồn gốc phát sinh của nước thải y tế

Nước thải y tế là nước thải từ các cơ sở có chức năng về y tế như: bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ, spa... trong các hoạt động:

- Hoạt động khám chữa bệnh đa dạng (phẫu thuật, xét nghiệm, thí nghiệm).

- Nước thải sinh hoạt (cán bộ, nhân viên, bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân).

- Nước thải nhà ăn, căn tin (giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, vệ sinh phòng…).

Nước mặt, nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước là một trong nơi tiếp nhận phổ biến của nước thải y tế.

1.2. Thành phần của nước thải y tế

Nước thải y tế chứa vô số vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh sinh học khác nhau, bao gồm máu bệnh nhân, mủ, dịch tiết, đờm, phân, cũng như các hóa chất độc hại từ cơ thể và các chất điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào loại chất thải nguy hại hàng đầu hiện nay.

Ngoài các chất ô nhiễm cơ bản như chất hữu cơ, mỡ động thực vật, vi khuẩn thì nước thải y tế còn có các yếu tố ô nhiễm khác như tạp chất bẩn hữu cơ và khoáng chất cụ thể như chất thải nhiễm bệnh, chất khử trùng, dung môi, hóa chất, dư lượng kháng sinh, đồng vị phóng xạ, v.v

1.3. Tính chất của nước thải y tế

Vì trong nước thải y tế có chứa rất nhiều thành phần gây ô nhiễm như:

  • Các loại chất hữu cơ;
  • Các chất dinh dưỡng;
  • Các chất rắn lơ lửng;
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, amip, nấm, ký sinh trùng,…
  • Mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, chất thải của người bệnh;
  • Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị hay thậm chí cả chất phóng xạ;;;

Vậy nên tính chất của nước thải y tế rất đa dạng thành phần, cần được xử lý đặc biệt để tránh gây tác động ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, cụ thể một số thành phần như sau:

Chất ô nhiễm đặc trưng

Hàm lượng

pH

6 ÷ 8

SS (mg/l)

100 ÷ 150

BOD (mg/l)

150 ÷ 250

COD (mg/l)

300 ÷ 500

Tổng coliform (MNP/100ml)

105 ÷ 107

gọi nhanh hotline

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa ra tiêu chuẩn nước thải y tế trước khi xả ra môi trường. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, mọi cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám dù lớn hay nhỏ đều cần có một hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng với công nghệ phù hợp. Dưới đây là thông tin từ Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT về thông số liên quan đến nước thải y tế:

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

pH

6,5 – 8,5

6,5 – 8,5

2

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

50

100

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

1,0

4,0

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

7

Nitrat (tính theo N)

mg/l

30

50

8

Phosphat (tính theo P)

mg/l

6

10

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

10

20

10

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

11

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

1,0

12

Tổng coliforms

MPN/ 100ml

3000

5000

13

Salmonella

Vi khuẩn/ 100ml

KPH

KPH

14

Shigella

Vi khuẩn/ 100ml

KPH

KPH

15

Vibrio cholerae

Vi khuẩn/ 100ml

KPH

KPH

gọi nhanh hotline

Dựa vào yêu cầu về các chỉ số xử lý nước thải theo QCVN của BTNMT, ta cùng tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải và tìm ra phương án xử lý phù hợp. Nội dung được trình bày bên dưới.

2. Phương pháp xử lý nước thải y tế

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải y tế, dưới đây là 7 phương pháp phổ biến đang được áp dụng và cho chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu của cơ quan chức năng.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp qua bảng phân tích dưới đây:

STT

Công nghệ,

phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

1

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

- Xử lý tương đối hiệu quả nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm vừa phải;

- Kết cấu đơn giản, lắp đặt đơn giản, thuận tiện, chi phí đầu tư không cao;

Có thể không cần cấp khí cưỡng bức;

Vận hành và bảo dưỡng đơn giản, tiêu thụ ít điện năng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao;

Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính;

Không gây tiếng ồn.

Không xử lý triệt để với nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và nitơ cao;

Cần có bể điều hòa để ổn định nước thải và bể lắng thứ cấp hở; kết cấu thiết bị cồng kềnh;

Cần có trạm bơm nước thải sau bể lắng 1;

Có thể gây mùi nếu vận hành không đúng.

2

Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao;

Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp;

Thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành.

Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi nhân viên vận hành phải được tập huấn và đào tạo;

Tiêu hao nhiều điện năng để cung cấp không khí cưỡng bức, chi phí vận hành cao;

Có thể phát sinh tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu vận hành không đúng cách;

Cần thời gian để hệ bùn hoạt tính hoạt động lại bình thường sau sự cố.

3

Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000).

Xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao. Hiệu suất xử lý tương đối ổn định;

Kỹ thuật vận hành đơn giản và ổn định hơn công nghệ bùn hoạt tính;

Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.

Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hành không đúng;

Vỏ bằng kim loại không phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi.

4

Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)

Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao;

Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có;

Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp;

Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển;

Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt chìm và kín.

* Đối với hệ thống có sử dụng màng lọc:

Phải bảo dưỡng màng lọc thường xuyên, đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ, phải thay thế màng lọc sau khoảng thời gian hoạt động;

Chi phí thay màng lọc cao và chi phí thay thế thiết bị thường phụ thuộc vào nhà cung cấp, đây là rào cản chính đối với các CSYT khi áp dụng mô hình này.

* Đối với hệ thống không sử dụng màng lọc cho khử trùng mà khử trùng bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp khác: chi phí đầu tư ban đầu ở mức trung bình.

5

Xử lý nước thải y tế bằng hồ sinh học ổn định

Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm thấp và trung bình;

Chi phí đầu tư thấp;

Chi phí vận hành và bảo trì rất thấp;

Vận hành và bảo trì dễ dàng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao.

Không phù hợp với nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm cao;

Chiếm nhiều diện tích đất sử dụng cho công trình.

6

Xử lý nước thải y tế bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí

Xử lý hiệu quả nước thải ở mức độ thấp và trung bình;

Chi phí đầu tư không cao;

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hóa lý tốt nếu tăng cường dung tích bể yếm khí;

Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp;

Không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao;

Tạo cảnh quan thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Phải đầu tư bể yếm khí lớn nếu nước thải có tải lượng ô nhiễm cao;

Chiếm nhiều diện tích sử dụng;

Hiệu quả khử trùng trên bãi lọc không đảm bảo nếu thời gian lưu ngắn (dưới 07 ngày).

7

Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc AO (Thiếu khí/anoxic – Hiếu khí/oxic)

Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm vừa;

Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có;

Tiêu thụ điện năng ít nên chi phí vận hành thấp;

Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển;

Không phát tán mùi hôi vì lắp đặt nguyên khối và kín.

* Đối với hệ thống có sử dụng màng lọc:

Phải bảo dưỡng màng lọc thường xuyên, đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ, phải thay thế màng lọc sau khoảng thời gian hoạt động;

Chi phí thay màng lọc cao và chi phí thay thế thiết bị thường phụ thuộc vào nhà cung cấp, đây là rào cản chính đối với các CSYT khi áp dụng mô hình này.

* Đối với hệ thống không sử dụng màng lọc cho khử trùng mà khử trùng bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp khác: chi phí đầu tư ban đầu ở mức trung bình.

gọi nhanh hotline

3. Quy trình xử lý nước thải y tế phòng khám tiêu biểu

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải y tế phòng khám bằng công nghệ AO kết hợp MBR, mời bạn cùng tìm hiểu:

Quy trình xử lý nước thải y tế phòng khám tiêu biểu
Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AO kết hợp MBR

4. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Bài viết của chúng tôi có sử dụng tham khảo một số tài liệu về pháp luật và tài liệu nội bộ:

  1. Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn Việt Nam về nước thải y tế.
  2. Tài liệu của bộ phận công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất.

Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải sinh hoạt

MỘT VÀI DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ DO HỢP NHẤT THỰC HIỆN BÊN DƯỚI


13-02-2020 11:55
Cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế cho công ty Tân Cảng Sài Gòn, đáp ứng tiêu ...
08-10-2019 15:03
Quy trình vận hành của công nghệ AAO được áp dụng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế cho công ty TNHH ...
13-02-2020 11:57
Trong vòng 1 tháng, hệ thống xử lý nước thải y tế của công ty TNHH Thái Dương được hoàn thiện và đưa vào sử dụng ...
08-10-2019 15:04
Nước thải của hộ kinh doanh nha khoa Phú Mỹ với nồng độ cao của các chất ô nhiễm đặc trưng, qua công nghệ xử AAO ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768