Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Chế Biến Nước Ép Trái Cây
Đã kiểm duyệt nội dung
Một nhà máy sản xuất nước ép trái cây có công suất 15.500 tấn/năm chuyên sản xuất nước trái cây dạng cô đặc, nước trái cây đóng chai có số lượng công nhân làm việc là 70 người. Trong quá trình hoạt động, nhà máy có phát sinh nước thải với lưu lượng cao nhất là178m3/ngày.đêm (nước thải sản xuất 170m3/ngày, nước thải sinh hoạt 8m3/ngày). Nhà máy có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai nên đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 300m3/ngày. Dưới đây là thông số kỹ thuật chi tiết về hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây, công suất 300m3/ngày, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải
Nước thải từ nhà máy chế biến nước ép trái cây phát sinh từ các hoạt động như sau:
- Nước thải từ công đoạn rửa trái cây;
- Nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến;
- Nước thải từ việc xả cặn lò hơi.
Quy trình sản xuất nước trái cây
Trái cây > Tiếp nhận, kiểm tra > Rửa trái cây > Phân loại > Rửa bàn chải > Cắt trái cây > Tách thịt quả > Trữ bồn > Gia nhiệt > Lọc thô – lọc tinh > Ly tâm > Lọc cuối và đồng hóa > Thanh trùng > Rót > Đóng phuy và dán nhãn > Thành phẩm
Nguyên liệu trái cây: Chanh dây, thanh long, mãng cầu, sơ ri, ổi, vải, chôm chôm, dưa hấu, v.v…
Đặc điểm nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây
- Nhà máy sản xuất nước ép trái cây có nguồn gốc từ thiê nhiên nên không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, hóa chất được sử dụng chủ yếu tại nhà máy là dùng cho hệ thống xử lý nước thải, xử lý cáu cặn lò hơi.
- Nước thải sản xuất có thành phần chủ yếu là cặn bẩn, chất hữu cơ từ bụi bẩn bám trên vỏ trái cây, chất phụ gia và hương liệu sản xuất.
- Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại nhà máy. Nước thải này có đặc điểm là chứa các chất lơ lửng, dầu mỡ, chất tẩy rửa, nồng độ chất hữu cơ cao và nhiều vi sinh vật gây bệnh.
2. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây
Hệ thống thu gom nước thải
Nước thải sinh hoạt > Xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn > Thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.
Nước thải rửa trái cây + nước thải vệ sinh nhà xưởng + nước thải từ lò hơi > Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến nước ép trái cây
Nước thải > Bể thu gom > Bể trung hòa > Cụm hóa lý > Bể tuyển nổi > Bể trung gian > Bể kỵ khí > Bể thiếu khí > Bể hiếu khí > Bể lắng > Bể chứa nước sau xử lý > Đạt tiêu xả thải và xả vào nguồn tiếp nhận.

Thuyết minh quy trình
- Bể thu gom: Nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy sẽ được thu gom và dẫn đến bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, nước thải được bơm qua thiết bị tách rác tinh có với lưới lọc 2mm để loại bỏ một phần rác, chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 2mm nhằm tránh gây nghẹt cho các thiết bị trong các công trình phía sau trước khi đến bể trung hòa.
- Bể trung hòa: Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải nhằm tránh gây sốc tải cho các công trình phía sau, đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định.
- Cụm hóa lý: Tiếp theo, nước thải được bơm sang cụm hóa lý nhằm keo tụ cặn bẩn, chất lơ lửng và một phần hàm lượng chất hữu cơ thành những bông cặn nhờ hóa chất keo tụ PAC và chất trợ keo tụ Polymer, đồng thời khuấy trộn đều liên tục. Những bông cặn này sẽ được loại bỏ ở bể tuyển nổi
- Bể tuyển nổi: Nước được đưa vào bồn áp lực bằng bơm áp lực cao. Không khí được cấp vào bồn áp lực bằng máy nén khí, tại đây nước và không khí được hòa tan trộn. Khí hòa tan được tách ra và dính bám vào các hạt cặn trong nước, quá trình tuyển nổi được hình thành.
- Bể trung gian: Tiếp theo, nước thải chảy sang bể trung gian trước khi qua bể kị khí.
- Bể kỵ khí: Bể kỵ khí có mục đích phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, khó phân hủy thành những chất dễ phân hủy hơn. Tại đây diễn ra 4 quá trình: Thủy phân, acid hóa, acetate hóa và methane hóa.
- Bể thiếu khí: Nước thải tiếp tục dẫn sang bể thiếu khí, dòng nitrat được hình thành ở bể hiếu khí và tuần hoàn liên tục dòng nitrat này về bể thiếu khí sẽ diễn ra quá trình khử nitrat thành khí N2 bay lên nhờ vi khuẩn khử nitrat.
- Bể hiếu khí: Sau đó, nước chảy qua bể hiếu khí, dưới sự cung cấp oxy không khí từ hệ thống máy thổi khí, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm, các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa Nitơ, Photpho và lưu huỳnh sẽ được vi sinh vật hiếu khí chuyển thành.
- Bể lắng: Nước thải sau xử lý sinh học chứa nhiều màng vi sinh, chúng cần được tách ra khỏi nước trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo. Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích tách loại bông bùn vi sinh ra khỏi nước sau xử lý bằng quá trình lắng trọng lực. Nước đưa vào ống trung tâm rồi từ đó phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng các bông bùn vi sinh lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên.
- Bể chứa nước sau xử lý: Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn tiếp tục chảy sang bể chứa sau xử lý. Tại bể này sẽ châm hóa chất chlorine nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý
- Nước thải sau xử lý: Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn tiếp tục chảy sang bể chứa sau xử lý. Tại bể này sẽ châm hóa chất chlorine nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý.
Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải chế biến nước ép trái cây, công suất 300m3/ngày.đêm
Stt |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng |
Thông số kỹ thuật |
1 |
Bể thu gom |
1 |
Thể tích: 20 m3. |
2 |
Bể trung hòa pH |
1 |
Thể tích: 7 m3. |
3 |
Bể điều hòa |
1 |
Thể tích: 165 m3 |
4 |
Bể keo tụ |
1 |
Thể tích: 5 m3 |
5 |
Bể tạo bông |
1 |
Thể tích: 5 m3 |
6 |
Bể tuyển nổi |
1 |
Thể tích: 20 m3 |
7 |
Bể trung gian |
1 |
Thể tích: 28 m3 |
8 |
Bể kỵ khí |
1 |
Thể tích: 165 m3 |
9 |
Bể thiếu khí |
1 |
Thể tích: 94 m3 |
10 |
Bể hiếu khí |
1 |
Thể tích: 218 m3 |
11 |
Bể lắng |
1 |
Thể tích: 125 m3 |
12 |
Bể chứa nước sau xử lý |
1 |
Thể tích: 25 m3 |
13 |
Bể chứa bùn |
1 |
Thể tích: 5 m3 |
14 |
Bể nén bùn |
1 |
Thể tích: 35 m3 |
Ngoài ra, còn có máy móc, thiết bị trong hệ thống như: Thiết bị tách rác, motor khuấy, máy thổi khí, bơm bùn, bồn chứa hóa chất, bơm định lượng, máy nén khí, bồn chứa nước sạch, máy ép bùn.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây. Với những nhà máy sản xuất có lương lượng nước thải tương đương với nhà máy trên thì có thể tham khảo mô hình này. Hoặc nếu Anh/Chị đang cần tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy/cơ sở sản xuất của mình, hãy liên hệ trực tiếp Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhanh chóng.