Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Kháng Sinh
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải từ các nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh thường chứa dư lượng dược phẩm, vi sinh vật biến đổi và hóa chất độc hại nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và đất. Việc xả thải không kiểm soát có thể thúc đẩy sự hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh – mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Do đó, xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn sinh thái và tuân thủ quy định pháp luật. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc kháng sinh tại một nhà máy.
1. Các nguồn phát sinh nước thải tại nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh
Nguồn phát sinh nước thải tại các nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh thường đến từ 2 nguồn chính là từ hoạt động sản xuất và từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ nhân viên tại nhà máy.
Nước thải sản xuất phát sinh từ các hoạt động như sau:
- Nước rửa lọ đựng sản phẩm;
- Nước rửa máy móc, thiết bị;
- Nước vệ sinh tháp giải nhiệt;
- Nước vệ sinh nhà xưởng;
- Nước ngưng tụ lò hơi;
- Nước xả cặn lò hơi.
Đặc điểm, tính chất nước thải sản xuất: Chứa các hoạt chất kháng sinh (penicillin, streptomycin, tetracycline, v.v) và chất kháng khuẩn. Các chất này đề khó phân hủy sinh học và có thể gây ảnh hưởng đến vi sinh vật trong hệ thống xử lý, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn kháng thuốc nếu không được xử lý đúng cách, nước thải có thể là nguồn lây lan gen kháng sinh ra môi trường.
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt:
- Nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm, rửa chén dĩa tại nhà máy.
- Nước vệ sinh của cán bộ nhân viên tại nhà máy.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt: Có chứa chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, dầu mỡ động thực vật, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh, chất tẩy rửa.

2. Tham khảo hệ thống xử lý nước thải sản xuất chất kháng sinh
Từ việc phân tích đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải, công nghệ được thiết kế để
Hệ thống thu gom nước thải
Nước thải sinh hoạt > Bể tự hoại > Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sản xuất > Hệ thống xử lý nước thải
Sơ đồ công nghệ
Nước thải sản xuất + Nước thải sinh hoạt > Hố thu gom > Bể điều hòa > Bể trung hòa> Bể keo tụ, tạo bông > Lắng hóa lý > Bể thiếu khí > Bể sinh học hiếu khí > Bể lắng sinh học > Bể chứa nước sau xử lý
Thuyết minh quy trình xử lý
Bể thu gom nước thải
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đã được xử lý sơ bộ theo đường ống thu gom chảy về bể thu gom, sau đó nước thải chảy về bể điều hòa.
Bể điều hòa
Nước thải được điều hòa lưu lượng và tải trọng như: điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng nước thải theo từng giờ trong ngày nhằm tránh tình trạng biến động chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh trong bể xử lý sinh học. Nhờ vậy giúp hệ thống vận hành ổn định.
Bể trung hòa
Nước thải sau bể thu gom được dẫn trực tiếp về bể trung hòa dưới sự hỗ trợ của bộ điều khiển tự động pH, dung dịch NaOH và Acid sẽ được bơm vào nếu pH thấp hoặc cao hơn mức tối ưu của quá trình xử lý keo tụ.
Dưới sự hỗ trợ của hệ thống khuấy trộn, hóa chất được phân tán đều vào nước thải giúp pH nâng lên mức tối ưu để quá trình keo tụ diễn ra hoàn hảo, sau đó nước thải được đưa qua bể keo tụ tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông
Tại đây, nước thải được châm dung dịch PAC để keo tụ các chất rắn lơ lửng, sau đó nước thải tự chảy qua bể tạo bông. Tai bể tạo bông, dung dịch Polymer được châm vào bể để tăng cường khả năng kết dính của các bông cặn.
Bể keo tụ tạo bông
Tại đây, dung dịch Polymer được châm vào bể để tăng khả năng kết dính của các bông cặn nhằm xử lý hiệu quả chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Hỗn hợp nước thải và bông cặn hóa lý từ bể tạo bông được dẫn vào bể lắng hóa lý để tách hỗn hợp nước và bùn thải. Sau đó nước athair sẽ chảy qua bể lắng hóa lý.
Bể lắng hóa lý
Tại bể lắng hóa lý diễn ra quá trình tách pha, bùn hóa lý sẽ lắng xuống đáy bể lắng còn phần nước trong sẽ tiếp tục chảy qua bể thiếu khí. Bùn hóa lý sau khi lắng sẽ được bơm về máy ép bùn và được đơn vị xử lý định kỳ thu gom. Nước thải sau quá trình ép bùn được thu gom về lại bể điều hòa.
Bể thiếu khí
Bể có vai trò chuyển hóa Nitơ trong nước thải về dưới dạng muối Nitrat và Nitơ tự do để tách ra khỏi nước thải trong điều kiện thiếu khí. Định kỳ, chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung vào bể để bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản hơn như axit hữu cơ, khí methane (CH4) và khí CO2.
Điều kiện hoạt động của bể thiếu khí là thiếu oxy (mức độ oxy hòa tan trong nước thấp, thường dưới 0,5 mg/l), nhiệt độ ở khoảng 20 – 35oC, pH trong khoảng 6,5 - 8,0.
Bể hiếu khí
Các vi sinh vật hiếu khí (cần oxy) phân giải các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản trong điều kiện thổi khí liên tục 24/24 nhằm đảm bảo điều kiện cung cấp oxy cho vi sinh vật phát triển ổn định, các vi sinh vật hiếu khí sẽ dính bám và các giá thể dạng sợi được đặt trong bể giúp duy trì điều kiện hiếu khí cho vi sinh vật. Các giá thể dạng sợi này là nơi trú ngụ của các vi sinh vật trong bùn dính bám nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các vi sinh và nước thải, qua đó giúp mật độ vi sinh ổn định hơn, duy trì và tăng trưởng trong thời gian xử lý. Các vi sinh vật bám dính trên giá atheer sẽ sinh sống nhờ vào việc ăn các chất bẩn có trong nước thải để phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản hơn như CO2, H2O và sinh khối mới.
Bể lắng sinh học
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải chảy tràn qua bể lắng sinh học. Tại bể lắng, phần nước trong theo máng răng cưa sẽ được đưa qua bể chứa nước sau xử lý, phần bùn lắng được bơm tuần hoàn về bể sinh học thiếu khí và hiếu khí, phần bùn dư còn lại được xả về bể chứa bùn và được đơn vị có chức năng thu gom, xử lý định kỳ.
Bể chứa nước sau xử lý
Nước thải sau khi qua bể lắng sinh học thì phần nước trong theo hệ thống máng thu nước răng cưa và chảy sang bể chứa nước sau xử lý. Tại đây, nước thải sẽ được bơm qua hố của khu vực tiếp nhận.

3. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải
Thông số kỹ thuật chi tiết các bể xử lý trong hệ thống xử lý nước thải công suất 100m3/ngày.đêm:
STT |
Hạng mục |
Số lượng |
Thông số kỹ thuật |
1 |
Bể thu gom nước thải sản xuất |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 2 x 1,2 x1,5 |
2 |
Bể trung hòa |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 1 x 1x 1,5 |
3 |
Bể keo tụ tạo bông |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 1 x 1x 1,5 |
4 |
Bể lắng hóa lý |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 1,5 x 2 x 2,8 |
5 |
Bể điều hòa |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 5,3 x 1,6 x 2,88 |
6 |
Bể thiếu khí |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 4 x 2x 2,8 |
7 |
Bể sinh học hiếu khí |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 5,6 x 2,3 x 2,88 |
8 |
Bể lắng sinh học |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 1,8 x 2,3 x 2,88 |
9 |
Bể chứa nước sau xử lý |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 1,1 x 0,8 x 2,88 |
10 |
Bể chứa bùn sinh học |
1 bể |
Kích thước (m): DxRxC = 1 x 0,8 x 2,88 |
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh, nếu Quý Doanh nghiệp đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.