Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Xử lý nước thải nhà máy sữa


2171 Lượt xem - Update nội dung: 29-10-2019 15:57

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốc độ phát triển và nguồn gốc của nước thải sản xuất sữa

Vì sao ngành sữa ở Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây?

Tốc độ đô thị hóa nhanh, tiếp cận với nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thị trường tiêu thụ rộng lớn tạo ra nhiều cơ hội đầu tư lớn, thiết thực hơn giúp cho ngành sữa Việt Nam ngày càng phát triển rực rỡ. Nước ta có mật độ dân cư đông với mức tăng dân số 1.2%/năm và thu nhập bình quân đầu người khoảng 14.2%/năm góp phần đưa ngành sữa có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Các cánh đồng cỏ lớn tập trung chủ yếu ở Mộc Châu, Hà Tây, Bình Dương,…dựa trên nền khí hậu nhiệt đới cộng với vành đai ôn đới phù hợp để phát triển ngành sữa trong tương lai với nguồn thức ăn dồi dào cùng điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ngoài ra, ngành sữa không chỉ đóng góp to lớn vào tỷ trọng nền kinh tế mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống nhân công, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn người, giúp an cư lập nghiệp và xây dựng đời sống bền vững nhất

Thế nhưng thách thức đối với ngành sữa nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang phải đối mặt đó chính là vấn đề xử lý môi trường. Hàng loạt những sai phạm, sự thiếu trách nhiệm cùng sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan chức năng gây không ít trở ngại trong việc xử lý nước thải nhà máy sữa.

xử lý nước thải nhà máy sữa

Xử lý nước thải nhà máy sữa cần tìm hiểu nguồn gốc phát sinh chất thải để có biện pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số nguồn nước thải nhà máy sữa mà mọi người cần lưu ý:

Nước thải sản xuất gồm:

  • Nước thải từ quá trình rửa thiết bị, máy móc, vệ sinh ống thoát nước, bể chứa sản phẩm cũng như súc rửa bồn chứa
  • Nước thải từ lượng sữa rỉ ra bên ngoài
  • Sữa tươi, sữa chua hết hạn sử dụng hoặc rơi vãi cũng được thải chung với đường ống thoát nước chung
  • Nước thải từ lò hơi hoặc phát sinh từ quá trình làm lạnh
  • Lượng dầu mỡ thoát ra bên ngoài từ máy móc

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải của công nhân viên, nước thải lau rửa sàn nhà; khu vực ăn uống phát sinh dầu mỡ, thức ăn thừa, chất tẩy rửa.

Thành phần của nước thải nhà máy sữa

  • Tải lượng hữu cơ chiếm đến 90% trong đó có hàm lượng BOD, COD, TSS, lactose, bơ sữa, protein, acid lactic phát sinh trong quá trình sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo nghiên cứu, BOD trong sữa tươi lên đến 100000 mg/l nên rất dễ ảnh hưởng đến môi trường.
  • Quá trình lên men sữa có thể chuyển sữa từ trạng thái trung tính hoặc kiềm sang tính acid vì thiếu hụt lượng oxy mà lactose chuyển sang acid lactic kéo theo nồng độ pH giảm và kết tủa casein.
  • Hàm lượng chất hữu cơ trong sữa rất cao sẽ trở thành thức ăn cho vi sinh vật; đồng thời tỏng điều kiện thiếu hụt oxy nên hệ VSV tiêu thụ chất hữu cơ rất nhanh. Ngoài ra, lượng nito và photpho trong sữa rất cao khi tiếp xúc với nguồn nước rất dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Nguyên nhân ô nhiễm từ nước thải sản xuất sữa

Hầu hết các nhà máy sữa ở nước ta sử dụng dây chuyền và công nghệ, thiết bị - máy móc cũ kỹ và lạc hậu; có rất ít nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại chính vì thế mà lượng sữa thất thoát chính là nguyên nhân tác động đến môi trường. Quan trọng hơn, đa số các nhà máy sữa đều nằm trong khu vực dân cư, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải và được xả thẳng ra cống thoát nước sinh hoạt của người dân khiến nhiều khu vực ngày càng ô nhiễm trầm trọng bởi nước thải sản xuất sữa.

Ví dụ như trang trại bò sữa của Công ty TH True Milk (xóm Đông Lâm, xã Nghĩa Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) có hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường khiến nhiều người dân bức xúc vì tình trạng mùi hôi thối ảnh hưởng đến khu vực khu dân cư. Hay nước thải của nhà máy sữa Thống Nhất (ngụ tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) là nguyên nhân khiến nguồn nước xung quanh có mùi chua, hôi khó chịu.

xử lý nước thải nhà máy sữa

Phương pháp xử lý nước thải nhà máy sữa

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải nhà máy sữa khác nhau, bao gồm:

  • Xử lý bằng phương pháp cơ học
  • Xử lý bằng phương pháp hóa lý
  • Xử lý bằng phương pháp hóa học
  • Xử lý bằng phương pháp sinh học
  • Xử lý bằng phương pháp nhiệt

Mỗi phương pháp trên đều có những đặc tính khác nhau, bạn có thế sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để tăng hiệu quả xử lý nước thải ô nhiễm. Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề về tải lượng dòng chảy, hàm lượng chất ô nhiễm, chi phí vận hành hợp lý.

Với sự cống hiến hơn 6 năm qua trong ngành môi trường, bề dày lịch sử phát triển của Hợp Nhất chắc chắn sẽ giúp Quý khách hàng lòng bởi chất lượng dịch vụ và thái độ nhân viên nhiệt tình chính là ưu điểm lớn của chúng tôi. Nếu quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải sản xuất có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0938.089.368!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(17:06 11-12-2024)
Dịch vụ Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, giúp hệ thống hoạt động ...
(17:00 11-12-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(10:03 11-12-2024)
Nước thải của nhà máy trên là nước thải sinh hoạt, với công suất thiết kế 100m3/ngày.đêm sẽ có chi phí dao động ...
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768