Xử lý nước thải nhiễm xăng dầu bằng công nghệ màng
Đã kiểm duyệt nội dung
Công nghệ phản ứng sinh học dạng màng được sử dụng để xử lý nước thải nhiễm xăng dầu với nhiều tiềm năng và lợi thế. Trước đây nước thải thường được xử lý bằng phương pháp keo tụ hoặc tuyển nổi.
Cho đến ngày nay, khi tiêu chuẩn xả thải ngày càng nghiêm ngặt hơn thì càng yêu cầu kỹ thuật xử lý mới, hiện đại hơn. Ngoài các biện pháp lý hóa thì giải pháp sinh học cũng được đánh giá cao.
Công nghệ màng xử lý nước thải nhiễm xăng dầu
So với nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu thường có hàm lượng muối cao, chứa nhiều thành phần độc hại như phenol, dầu khoáng, hydrocacbon thơm đa vòng. Hầu như không có bất kỳ thành phần nito nào hiện diện. Vì thế mà người ta đã sử dụng bể phản ứng sinh học trong đó có chứa vi khuẩn thực hiện nhiệm vụ oxy hóa các tạp chất.
Do đó mà việc xử lý nước thải chứa hàm lượng muối cao trong các hệ thống thông thường sẽ khiến quá trình rửa bùn nhanh hơn vì vậy cần kỹ thuật xử lý khác để giữ lại bùn. Để quá trình xử lý hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và chất dinh dưỡng phải được điều chỉnh một cách tối ưu.
Người ta đã khéo léo kết hợp giữa bể phản ứng sinh học và công nghệ tách màng. Lợi thế của nó được nhiều người ưa chuộng vì tính năng nhỏ gọn, mạnh và hiệu quản lý cao. Giữa bể phản ứng và hệ thống lọc màng có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng nhằm tăng hiệu suất loại bỏ dầu.
Đầu tiên, nước thải chảy trực tiếp vào bể phản ứng sinh học. Tại đây vi khuẩn sử dụng oxy để phân hủy và tiêu hóa chất hữu cơ thông qua giai đoạn sục khí. Hỗn hợp nước đã qua xử lý sinh khối sẽ tuần hoàn liên tục qua bộ phận màng lọc. Nhờ tấm màng kích thước nhỏ mà nước thải và vi khuẩn, chất rắn còn sót lại được tách bỏ hoàn toàn.
Với công nghệ sinh học dạng màng khác với các phương pháp XLNT sinh học thông thường. Vì nó có khả năng xử lý nhiều nguồn thải phức tạp như xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ, phóng xạ hoặc xi mạ.
Ưu điểm của công nghệ màng lọc khi XLNT nhiễm xăng dầu
Tạo ra nồng độ sinh khối cao
- Vì sử dụng màng mà hệ thống XLNT không còn phụ thuộc vào bể lắng.
- Nồng độ sinh khối lên đến 30g MLSS (hỗn hợp chất rắn lơ lửng) cao hơn hệ thống khác từ 6 – 8 lần.
Loại bỏ hết vi khuẩn
- Nhờ màng lọc mà vi khuẩn được loại bỏ nhờ vậy mà các vi khuẩn được đảm bảo.
- Các tấm xốp tách các hạt có kích thước lớn nên người ta thường dùng màng vi lọc hoặc siêu lọc có kích thước lỗ từ 0,01 – 1 micromet.
Tỷ lệ thể tích cao
- Nhờ nồng độ sinh khối cao mà thể tích cũng tăng theo.
- Nhiệt từ hoạt động vi khuẩn sẽ được dùng để vận hành bể phản ứng sinh học từ 30 – 38 độ C.
Sản xuất bùn ít hơn
- Vì tỷ lệ sinh khối tương đối thấp.
- Vì hàm lượng MLSS, nhiệt độ và tuổi bùn cao nên quá trình khoáng hóa diễn ra tạo ra lượng bùn dư thừa cũng ít hơn.
Chất lượng nước thải cao
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ, lọc vi khuẩn giữ lại hợp chất có lợi giúp nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt chuẩn.
- Nhờ các vi khuẩn và thời gian lưu không phụ thuộc vào thời gian lưu thủy lực đã cho phép chất ô nhiễm bị xử lý hoàn toàn.
Công nghệ phản ứng sinh học màng được coi là phương pháp khả thi để loại bỏ xăng dầu trong nước. Hệ thống thường ứng dụng trong ngành vận tải biển, dầu khí, hóa chất. Hệ thống nhỏ gọn, đơn giản và dễ lắp đặt.
Phần nước thải không chứa chất rắn và xăng dầu có thể sử dụng cho nhiều mục đích không yêu cầu nước chất lượng cao. Vì thế mà hệ thống này thích hợp đối với các mục đích tái chế và tiết kiệm nước sắp tới.
Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị XLNT thì hãy gọi ngay Hợp Nhất - Công ty xử lý môi trường tại TPHCM với 8 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn từ khâu khảo sát, thiết kế, lắp đặt – xây dựng đến khi vận hành thử nghiệm và dự án đi vào hoạt động chính thức. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để tìm hiểu thông tin chi tiết.