Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Xử Lý Nước Thải Nuôi Cá Tra Công Nghiệp Bằng Ao Lắng


674 Lượt xem - Update nội dung: 19-10-2023 14:42

Đã kiểm duyệt nội dung

Xử lý nước thải nuôi cá tra công nghiệp bằng ao lắng là một trong những tiêu chuẩn đặt ra của GAP cho vùng nuôi cá tra công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Cùng tìm hiểu phương pháp này qua nội dung bài viết ngay dưới đây.

Xử lý nước thải nuôi cá tra công nghiệp bằng ao lắng

1. Khái niệm ao lắng (ao xử lý)

hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra công nghiệp có tác dụng lắng lọc bớt những chất rắn lơ lửng có thể lắng được trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy định.

Ao lắng dùng để chứa nước thải thải ra từ ao nuôi. Nước thải ra từ ao này có hai cách xử lý:

  • Lắng và sau đó thải ra sông.
  • Lắng và tái sử dụng trở lại, cung cấp nước cho ao nuôi.

Ngoài ra một số vùng nuôi còn xây dựng ao lắng bùn để xử lý bùn thải sau mỗi vụ nuôi. Ao lắng này có bố trí thêm hệ thống máy sục khí.

ao lắng nước trong xử lý nước thải nuôi cá
Hình: Ao lắng (Ảnh minh họa)

2. Đặc điểm xử lý nước thải nuôi cá tra công nghiệp bằng ao lắng

2.1. Về kỹ thuật

  • Quy trình nước thải thông qua ao lắng phải mất (2-3 ngày), tính từ lúc xả nước ao hầm qua ao lắng, sau đó mới xả trực tiếp xuống ruộng hoặc thải ra sông.
  • Hút bùn (1- 2 tháng lần). Ao sau khi thu hoạch xong, dùng máy hút bùn hút sạch lớp bùn đáy, thức ăn dư thừa đã nuôi ở vụ trước, sau khi hút bùn xong khai cho nước ra vào khoảng một tuần (Hồ Văn Sang, 2009). Mặt khác, bùn thải trong quá trình nuôi rất lớn. Thành phần bùn thải do thức ăn dư thừa, phân và sản phẩm chuyển hóa sinh học. Tuy nhiên do quá trình nuôi luân phiên nên lượng bùn thải ra từng ao. Do vậy, việc xử lý bùn cũng không tập trung nên chu kỳ hút bùn đáy ao tiến hành 1-2 tháng lần.
  • Kiểm tra mật độ lục bình trong ao, cắt bớt khi thấy cần thiết.
  • Kiểm tra bờ đê, cống rãnh.
  • Khi thải nước ra ngoài môi trường đảm bảo nước thải không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân (định kỳ 6 tháng kiểm tra lần).

2.2. Về kinh tế

  • Chiếm 1/4 - 1/3 t ng diện tích mặt nước nuôi. (theo Quyết định của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp số: 262 QÐ-UBND.HC).
  • Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cao (tiền thuế đất, đào ao, nạo vét...). Trong trường hợp cần thiết có thể dùng trong việc ương cá tra bột đỡ tốn chi phí trong khâu mua giống. Mặt khác, có thể trồng rau nhút, rau muống và cây lục bình (do 3 loại cây rau này có tác dụng hấp thụ chất dinh dưỡng rất cao trong nước và lọc những chất cặn bã nên làm cho nguồn nước được cải thiện tốt hơn mà đỡ tốn chi phí xử lý hóa chất như vôi...).
  • Thu nhập phụ bằng cách thả thêm cá chép, chim trắng, tai tượng…
  • Giảm mầm bệnh cá trong quá trình nuôi.
  • Tránh bị phạt tiền nếu vi phạm luật bảo vệ môi trường.
Ao lắng xử lý sinh học
Hình: Ao lắng xử lý sinh học (bèo, lục bình) (Ảnh minh họa)

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp này

3.1. Ưu điểm

  • Có tác dụng lắng, lọc bớt lượng phù sa, các loại rong tảo tạp, cá tạp.
  • Có thể tiếp nhận lưu lượng nước xả lớn.
  • Ao xử lý chất thải là hệ thống làm hạn chế tối đa mầm bệnh tồn lưu và lây lan trong khu vực nuôi sau mỗi vụ.
  • Giúp người nuôi chủ động nguồn nước cấp cho ao nuôi khi cần.
  • Giảm bớt ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.
  • Không có ao lắng, ao xử lý nước dẫn đến bờ ao dễ thẩm lậu.
  • Hệ thống ao không những giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường mà còn bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân, đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường tốt.
  • Hệ thống xử lý xây dựng và vận hành đơn giản.
  • Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường do không xả thải trong quá trình nuôi (nước thải được xử lý qua hệ thống lắng, lọc và cung cấp trở lại cho ao nuôi).
  • Chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường QCVN 24:2009/ BTNMT (loại A).
  • Không vi phạm luật bảo vệ môi trường.

3.2. Khuyết điểm

  • Ao lắng chiếm 1/4 - 1/3 tổng diện tích mặt nước nuôi. Xây dựng ao xử lý nước thải là do khi đào ao xử lý mất đi phần diện tích nuôi, phải tốn nhiều chi phí.
  • Quá trình thiết kế ao chứa, ao lắng phải đảm bảo thuận lợi khi sử dụng, phù hợp với diện tích ao nuôi và có thể cung cấp trở lại nguồn nước tốt khi cần thiết cho ao nuôi (độ sâu mực nước tối thiểu phải đạt mức 1,5 - 2 m).
  • Quy trình nước thải thông qua ao lắng phải đợi một thời gian khá dài (thời gian từ khi xả nước ao hầm qua ao lắng 2 - 3 ngày) sau đó mới xả trực tiếp xuống ruộng hoặc thải xuống sông.
  • Một số hộ có quy mô nuôi nhỏ chỉ chạy theo lợi nhuận nên không quan tâm đến việc xây ao xử lý. Do kinh phí đầu tư ao xử lý nước thải rất cao so với thu nhập của những hộ này. Bên cạnh đó, thay vì dành diện tích cho ao lắng thì xây dựng ao nuôi sẽ có lời hơn.

4. Tổng kết

Đến nay, vẫn còn nhiều hộ nuôi không quan tâm đến hệ thống ao xử lý chất thải, nhất là những hộ có diện tích nuôi nhỏ dưới 1 ha. Mặc dù, có thể nói rằng, ao xử lý chất thải là hệ thống rất quan trọng làm hạn chế tối đa mầm bệnh tồn lưu và lây lan trong khu vực nuôi sau mỗi vụ. Các trang trại, những hộ có quy mô lớn hơn nên dành diện tích nhất định và ngăn cách riêng biệt với khu hệ ao nuôi, làm ao chứa chất thải từ đáy ao sau mỗi vụ nuôi.

Sự quan tâm hệ thống ao xử lý chất thải trong quá trình nuôi là biện pháp tối ưu nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, đồng thời chủ động, kịp thời cung cấp nguồn nước tốt nhất cho ao nuôi khi cần, đảm bảo được cho nghề nuôi trồng thủy sản mang tính lâu dài và bền vững.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, mọi thông tin góp ý bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Hãy theo dõi Môi trường Hợp Nhất để thường xuyên cập nhật kiến thức về môi trường và xử lý môi trường.

Bộ phận Truyền thông & Marketing tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
(11:43 04-09-2024)
Tại các nhà máy sản xuất sơn hoặc các ngành công nghiệp có phát sinh khí thải chứa nhiều hơi axeton thì giải pháp ...
(16:12 03-09-2024)
Việc lựa chọn nhà thầu xử lý nước thải thực hiện công trình bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp là hết sức quan ...
(09:19 03-09-2024)
Khí thải có lẫn hơi dầu thường sinh ra từ các quá trình hàn cắt kim loại trên máy CNC hoặc trong quá trình gia công các ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768