Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản


3021 Lượt xem - Update nội dung: 24-02-2023 13:38

Đã kiểm duyệt nội dung

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản không chỉ riêng ở một nơi nào mà cần sự gắn kết và nhận thức của nhiều địa phương. Đặc biệt là các vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và các vùng ven biển trải dài từ Bắc đến Nam - nơi có ngành nuôi trồng thủy sản được xem là thế mạnh và là đặc thù kinh tế không thể thiếu đối với nhiều hộ dân có thâm canh lâu năm.

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

1. Tác nhân gây ô nhiễm từ nước thải nuôi trồng thủy sản

Hai tác nhân chính gây ô nhiễm nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản chính là bùn thải và nước thải. 

- Bùn thải: Giữ vai trò không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản bùn thải chứa nhiều thức ăn dư thừa, xác thủy sản chết, hóa chất kháng sinh, chất hữu cơ bị phân hủy,… trong thời gian dài sẽ xảy ra quá trình yếm khí gây mùi hôi khó chịu cũng như sản sinh ra nhiều khí độc hại như H2S, NH3,…

Bùn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản
Bùn thải của nước thải nuôi trồng thủy sản

- Nước thải: Gồm nước thải trong quá trình nuôi trồng và nước thải trong quá trình chế biến. Đối với nước thải nuôi trồng cũng chứa nhiều chất độc hại, thuốc kháng sinh, xác cá chết. Đối với nước thải trong quá trình chế biến chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nước thải sinh hoạt của con người, nước thải rửa thiết bị chứa nhiều kim loại nặng có mức độ ô nhiễm nhiều lần so với các nguồn nước thải khác nhau.

2. Ảnh hưởng của nước thải nuôi trồng thủy sản đến môi trường

Cũng giống như các ngành nghề khác, nuôi trồng thủy sản cũng không ngoại lệ khi hiện trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp hơn. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, người dân tại khu phố Phú Hòa, thị xã Phú Mỹ lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty hải sản. Qua xem xét điều tra, công ty này không chỉ phát sinh mùi hôi thối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các trang trại thủy sản gần đó làm thất thoát kinh tế đáng kể.

Ở Quãng Ngãi, đặc biệt tại KCN Quảng Phú tồn tại nhiều cảng cá nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng của một hệ thống xử lý nước thải nào nên việc thu gom và xử lý nước thải còn gặp nhiều bất cập.

Nước thải gây ô nhiễm môi trường
Nước thải nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường

Vùng ngoại ô xã Hoằng Hóa (Thanh Hóa) tập trung khá nhiều ao nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng vẫn chưa đấu nối hệ thống xử lý, nước thải xả tràn lan khắp mọi nơi trong khi khu vực này chỉ sử dụng một hệ thống thoát nước chung. Thông qua đó, dịch bệnh cùng mầm bệnh tiềm ẩn trong nước thải nhiễm bẩn dễ lây lan sang các khu vực khác cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Ở Bến Tre từ quy mô 5 – 10 ha hiện nay mở rộng đến 450 ha nuôi cá da trơn chính là đặc thù kinh tế dọc tuyến sông Ba Lai. Nhiều hộ dân bắt đầu ráo riết đào hồ nuôi cá một cách tự phát tràn lan, không chỉ vậy dọc các sông như Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Tiền với hàng loạt ao nuôi không chỉ đe dọa đến môi trường thông qua hình ảnh cá chết hàng loạt, thức ăn thừa cũng như dư lượng thuốc kháng sinh tồn tại trong nước khá nhiều.

3. Phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản 

Một số phương pháp được ứng dụng trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản như phương pháp sinh học, phương pháp hóa học, phương pháp vật lý. Trong đó phương pháp xử lý sinh học hiếu khí và xử lý sinh học kỵ khí được ứng dụng phổ biến. 

3.1. Phương pháp xử lý hiếu khí

  • Xử lý trong bể Aerotank: Bùn hoạt tính hoạt động lơ lửng nhờ máy sục khí mà oxy luôn được bão hòa tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển của hệ vi sinh vật (VSV) hiếu khí.
  • Xử lý tại bể sinh học khác: Lớp vật liệu lọc là nơi dính bám để VSV sinh trưởng cố định tạo điều kiện phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn gản hơn nhờ oxy hòa tan tại bề mặt lớp vật liệu lọc.
Công nghệ xử lý nước thải sinh học
Phương pháp xử lý hiếu khí

3.2. Phương pháp xử lý kỵ khí

Là phương pháp truyền thống dựa vào cơ chế hoạt động của VSV yếm khí, phương pháp kỵ khí là quá trình lên men hình thành các acid hữu cơ, khí CO2, H2O hoặc CH4.

  • Quá trình này bao gồm:
  • Gia đoạn 1: Thủy phân;
  • Giai đoạn 2: Acetat hóa;
  • Giai đoạn 3: Methane hóa.

4. Những yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Để hoạt động ổn đinh, hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng các tiêu chí như sau:

Tiêu chuẩn của hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải cần đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản
  • Chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn: Yêu cầu đầu tiên đối với một hệ thống xử lý nước thải sau khi xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có 2 tiêu chuẩn nước thảu sau khi xử lý là tiêu chuẩn cột A và tiêu chuẩn cột B. 
  • Chi phí đầu tư hợp lý: Chi phí đầu tư xây dựng và vận hành hợp lý nhưng vẫn đáp ứng độ ổn định và độ bền. 
  • Đáp ứng công suất xử lý: Ngay từ khâu thiết kế, người kỹ sư phải tính toán về công suất xử lý và khả năng mở rộng trong tương lai. Hệ thống xử lý phải có công suất xử lý ở mức bằng hoặc cao hơn lưu lượng nước thải cần xử lý. 
  • Yêu cầu về chất lượng công trình: Chất lượng, kết cấu công trình phải được xây dựng đúng với thiết kế đã duyệt, số lượng, quy cách lắp đặt đúng với hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. 
  • Các yếu tố khác: Tính linh hoạt của hệ thống xử lý nước thải khi có sự cố, tính phù hợp của thiết bị, an toàn hóa chất.

5. Công ty chuyên xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải, Công ty Môi trường Hợp Nhất chuyên xử lý nước thải cho nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực trong đó có nước thải nuôi trồng thủy sản, nước thải ao nuôi tôm, cá. 

Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải
Chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải

Khi Quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải thủy sản, hãy liên hệ trực tiếp với Hợp Nhất thông qua Hotline: 0938.857.768 - 0938.089.368. Cam kết của Công ty môi trường Hợp Nhất bao gồm:

  • Hệ thống xử lý chuyên biệt và uy tín;
  • Chi phí vận hành và đầu tư hợp lý;
  • Tiết kiệm thời gian điều khiển nhờ tính chất tự động hóa;
  • Máy móc – thiết bị vận hành ổn định;
  • Chuyển giao công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất.

5. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu, hình ảnh tham khảo từ các nguồn: 

1. Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;

2. Tổng hợp Internet.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:31 20-01-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế và thi công các hệ ...
(09:00 16-01-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ ...
(10:15 15-01-2025)
Bên cạnh các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép kiên cố, hệ thống xử lý nước thải dạng container (công ...
(08:06 15-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải và cần tìm nhà thầu xử lý nước thải ...
(07:53 14-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại Hậu Giang, xin vui lòng liên ...
(12:00 13-01-2025)
Để ứng phó với tình trạng nước nhiễm mặn, nước lợ tại nhiều địa phương, đặc biệt là vào mùa khô: nhiều ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768